Xuất Khẩu Cua Ghẹ Sang Đài Loan Tăng Trưởng Siêu Ấn Tượng

Đài Loan lần đầu tiên lọt vào danh sách 8 nhà NK lớn nhất của cua ghẹ Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng đều đạt 2 - 3 con số.
Nổi bật trong giai đoạn này là thị trường Đài Loan, mặc dù giá trị NK còn khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng gần 4% tổng XK của cả nước, nhưng Đài Loan lần đầu tiên lọt vào danh sách 8 nhà NK lớn nhất của cua ghẹ Việt Nam từ đầu năm đến nay, với trên 400.000 USD.
Điểm đáng lưu ý nữa là, thị trường này đã ghi dấu ấn quan trọng khi vượt qua Canada và Australia để tiến lên vị trí thứ 6 và thay thế Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các nhà NK lớn cua ghẹ Việt Nam.
Đài Loan là thị trường có nền sản xuất nông nghiệp khá khó khăn và thường phụ thuộc nhiều vào hàng NK nên thị trường này cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Trước đây, Đài Loan vẫn chưa được các DN XK cua ghẹ trong nước quan tâm nhiều do giá trị XK thấp và tốc độ tăng trưởng NK chậm.
Nhưng sang năm 2014, thị trường này đã tạo được “sức hút” đối với các nhà XK Việt Nam, bởi chỉ số tăng trưởng XK tăng mạnh đột biến đến 3 con số, tương ứng 371,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một tín hiệu tốt về thị trường NK giúp các DN XK trong nước mở rộng và đổi mới cách tiếp cận thị trường, nhất là đối với những thị trường nhỏ nhưng khá nhiều triển vọng.
Theo thống kê của Trade Map, 11 tháng đầu năm 2013, Đài Loan NK sản phẩm cua ghẹ đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, hấp chín các loại (HS 030614) từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị đạt 21,3 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Đài Loan NK nhiều nhất mặt hàng này từ Chile với giá trị NK dẫn đầu là 9,7 triệu USD, chiếm 45% thị phần. Trong khi Việt Nam đứng 8 với giá trị 235.000 USD.
Tuy nhiên, 11 tháng đầu năm 2013, NK nhóm mặt hàng này vào Đài Loan từ hầu hết các thị trường châu Á đều có xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh NK chủ yếu từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines,… riêng NK từ Việt Nam giảm 14%. Ngoài ra, NK từ Chile và Canada cũng giảm lần lượt là 16% và 36% so với cùng kỳ năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.