Xuất khẩu cao su có thể đạt 1,6 tỉ USD

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng ước đạt 760.000 tấn, trị giá đạt 1,09 tỉ USD.
So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu tăng 9,5% nhưng giá trị giảm 11,6%.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay, ngành cao su đứng trước thực trạng tồn kho tăng, dẫn đến áp lực giảm giá.
Bên cạnh đó, mặc dù có tới 70 thị trường xuất khẩu cao su, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là trước kia thị trường này chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu, hiện nay, với nỗ lực đa dạng hóa thị trường của các doanh nghiệp (DN) trong ngành, tỉ lệ này xuống dưới 50%.
Cùng với đó, các thị trường mới nổi như Malaysia, Ấn Độ có mức tăng trưởng tốt, thị trường Mỹ duy trì ổn định.
Bà Hoa cho biết, việc giảm thuế xuất khẩu từ 3% về 0% cũng tạo điều kiện giúp các DN xuất khẩu cao su giảm bớt gánh nặng.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay của các DN trong ngành là thuế giá trị gia tăng.
Mặc dù được hoàn lại thuế, nhưng thời gian hoàn thuế kéo dài, số tiền bị ứ đọng tương đối lớn khiến nhiều DN thiếu vốn quay vòng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm

Việc cạnh tranh thu mua không lành mạnh giữa các thương lái, thiếu sự can thiệp của chính quyền đã để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

Sáng 16-9, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam”.

Nông sản vào siêu thị, trăm điều khó Bên cạnh những hạn chế của khâu sản xuất, việc các siêu thị đặt ra quá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá thành, chi phí... cũng khiến cho doanh nghiệp nản lòng khi đưa nông sản vào siêu thị.

Siêu thị không phải là kênh phân phối duy nhất để nông sản đến tay người tiêu dùng, nhưng đó là cách cần thiết để quảng bá sản phẩm thương hiệu và tạo đầu ra ổn định. Tuy nhiên, đường vào siêu thị của nhiều nông sản Việt hiện nay còn khá truân chuyên.

Bò tót lai sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh nếu bảo tồn tốt sẽ là nguồn gen quý hiếm, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi địa phương.