Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiếp tục giảm sâu

Riêng trong tháng 4/2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản ước đạt 2,61 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2015 lên 9,13 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu như các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm như: gạo giảm 9,2%, cà phê giảm 39,3%; thuỷ sản giảm 16,6%...
Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,95 triệu tấn và 849 triệu USD, giảm 4,8% về khối lượng và 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Ngành hàng cà phê là ngành hàng có sự sụt giảm mạnh nhất về cả khối lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 466 nghìn tấn và 970 triệu USD, giảm 41% về khối lượng và 39,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Ngành cao su vẫn tiếp tục đà giảm về giá trị, 4 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 259 nghìn tấn, giá trị đạt 371 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng nhưng giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1.424 USD/tấn, giảm 29,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, chiếm 68,08% thị trường.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, hạt điều là mặt hàng xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị, theo đó, khối lượng xuất khẩu hạt điều 4 tháng đầu năm đạt 85 nghìn tấn với 635 triệu USD, tăng 14,1% về khối lượng và tăng 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2015 đạt 7.161 USD/tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 32,01%, 18% và 10,31% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2015 ước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Việc người dân vùng Bảy Núi - An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn.

Một so sánh khá “chua chát” được GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời là một chuyên gia trong ngành lúa gạo đưa ra tại hội thảo “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập.

Xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo là vấn đề cần thiết trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang bế tắc đầu ra. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam hiện nay không có gì đặc biệt, vẫn chủ yếu là gạo trắng hạt dài thì rất khó có thể cạnh tranh với các thị trường.
Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.

Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.