Xuất khẩu cá tra sang ASEAN giảm nhẹ

Trong đó, 3 thị trường XK lớn nhất trong khối chỉ có Thái Lan giá trị XK tăng gần 5%, Singapore giảm 5,5% và Philipines giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Hiện nay, Thái Lan là thị trường XK cá tra lớn nhất của các DN cá tra Việt Nam tại ASEAN.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA), hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá (HS 0302; 0303 và 0304), nửa đầu năm nay, giá trị NK nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhóm sản phẩm cá nguyên con, đông lạnh (HS 0303) có giá trị NK lớn nhất chiếm tới 66,8% tổng giá trị NK thủy sản.
Cá tra và cá da trơn phile đông lạnh (HS 030462) là sản phẩm NK nhiều nhất trong nhóm cá đông lạnh NK (HS 03) của Thái Lan.
Tuy nhiên, cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack, cá Cod, cá rô phi (thuộc HS 0303) tại thị trường Thái Lan vì giá trị NK các sản phẩm này của Thái Lan trong quý I/2015 tăng 34 - 50% so với cuối năm 2014.
Tuy nhiên, trong cơ cấu NK nhóm cá tươi, ướp lạnh (HS 0304) thì cá tra, cá da trơn vẫn có giá trị NK lớn thứ 2 (sau cá HS 030499), giá trị NK giảm nhẹ 5% so với QIV/2014.
Tính đến hết tháng 9/2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường XK quan trọng của cá tra Việt Nam, tuy nhiên, giá trị XK giảm dần một phần do các DN XK Việt Nam chủ động giảm XK sang Thái Lan và tăng tỷ trọng sang thị trường Trung Quốc.
Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị XK sang khu vực này giảm 3-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.

Ngày 8/10, ông Lê Mộng Ngọc, phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, thời gian gần đây rất nhiều thương lái đổ về địa phương đua nhau thu mua cả sầu riêng non với giá lên tới 26.000đ/kg, cao gấp đôi so với niên vụ trước.