Xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường chính sụt giảm

8 thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Mexico, Brazil, Ảrập Xêut, Colombia chiếm 76% tổng giá trị XK.
Trong đó, giá trị XK sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil (chiếm 58% tổng XK) đều giảm từ 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Đó là lý do vì sao, tổng giá trị XK cá tra 9 tháng đầu năm nay giảm.
Mỹ
Quý III/2015, giá trị XK sang Mỹ đạt 74 triệu USD, thấp hơn giá trị XK sang thị trường EU khoảng 2 triệu USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 9/2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 233 triệu USD, giảm nhẹ 3,2% so với 9 tháng đầu năm 2014.
Như vậy, sau khi giá trị XK tăng nhẹ trong QII thì sang QIII/2015, giá trị XK sang thị trường Mỹ lại giảm so với cùng kỳ năm 2014, một phần là do mức thuế CBPG của Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) ở mức cao.
Ngày 14/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra philê đông lạnh của VN vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.
Theo đó, mức thuế mà hai bị đơn bắt buộc là HUNG VUONG CORP và TAFISHCO lần lượt là 0,36 USD/kg và 0,84 USD/kg.
16 công ty là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế là 0,6 USD/kg.
Mặc dù đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ của DOC và mức thuế 0,6 USD/kg thấp hơn so với POR10 nhưng vẫn rất khó để các DN cá tra Việt Nam có thể đưa hàng vào Mỹ.
EU
Quý III/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt gần 76,3 triệu USD – mức cao nhất trong top 8 thị trường XK lớn nhất của Việt Nam nhưng vẫn giảm 13,2% so với QIII/2014.
Tính đến hết tháng 9/2015, giá trị XK cá tra sang EU đạt 218,9 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng đầu năm 2015, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Đức là 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối.
Giá trị XK thị trường Anh tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
3 thị trường XK còn lại là Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức giảm lần lượt: 7,1%; 40,6% và 28,8%.
9 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang hầu hết các thị trường lớn đều bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trừ thị trường Trung Quốc và Anh, giá trị XK sang 2 thị trường này vẫn đang duy trì ở mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2014, với giá trị tăng lần lượt 49,1% và 19,6%.
Đây là hai thị trường XK “bù đắp” cho các DN trong suốt 9 tháng đầu năm qua.
Nhìn lại chặng đường XK cá tra quý III/2015 phải kể đến hai văn bản có tính chất “khích lệ” và đồng hành của Bộ NN và PTNT, Thủ tướng Chính phủ nhằm gỡ khó cho các DN XK cá tra Việt Nam.
Ngày 4/9/2015, Bộ NN và PTNT đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36 - Nghị định cá tra) và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị định này theo quy trình rút gọn.
Theo đó, Bộ đề xuất lùi thời gian các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016; Giữ nguyên quy định tại điểm b, c Khoản 3, Điều 6 NĐ 36 và đề nghị Chính phủ giao cho Bộ NN và PTNT hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng: Đến ngày 31/12/2018: sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng ≤ 20%; hàm lượng nước tối đa ≤ 86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.
Từ ngày 01/01/2019: áp dụng đầy đủ quy định như tại điểm b, c Khoản 3, Điều 6 NĐ 36.
Bộ NN và PTNT đề xuất sửa đổi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra không là điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận thông quan, ứng dụng CNTT trong đăng ký XK và bỏ thu phí của DN khi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra.
Ngày 25/9/2015, Văn phòng Chính phủ đã gửi Công văn số 7678/VPCP - KTN tới Bộ NN và PTNT nêu ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đây là quyết định thể hiện sự đúng đắn và kịp thời của Chính phủ và Bộ NN&PTNT cho ngành cá tra trong hoàn cảnh thị trường khó khăn năm 2015, đồng thời giải tỏa tâm lý bị đè nặng ngay từ đầu năm cho các DN XK.
Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường, năm 2015, dự báo, giá trị XK cá tra không thoát khỏi tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/7, nhiều gia đình tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, nơi trồng hành lá lớn nhất tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang tới địa phương thu mua loại nông sản này với giá 18.000 đồng/kg, đây là thời điểm hành lá có giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Năm 2007, hồ tiêu giá thấp, anh Nguyễn Xuân Tình, ấp Tân Hòa, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đem 200 cây sưa đỏ vào trồng xen trong vườn tiêu của gia đình. Đầu mùa mưa năm nay, gia đình anh bán được 1 cây giá 12 triệu đồng. Số còn lại người mua trả giá bình quân 5 triệu đồng/cây nhưng anh chưa bán. Trồng cùng thời điểm như anh Tình, vườn sưa 200 cây của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở cùng ấp, bán được 7 cây với giá 12 triệu đồng/cây.

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 165.000ha áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” và “1 phải - 5 giảm”. Đồng thời, có trên 2.000ha đất sản xuất lúa áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn và ghi chép sổ tay VietGAP…

Hơn một tháng qua, nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ngồi không yên bởi nhiều diện tích hoa màu của họ đứng trước nguy cơ mất trắng vì không có nước tưới. Hiện bà conđang tìm mọi cách để cứu hoa màu.

Khu vực ĐBSCL có 10 nhà máy đường đang hoạt động. Tổng hợp từ Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2015, các nhà máy này đã ép trên 1,67 triệu tấn mía và sản xuất khoảng 163.610 tấn đường với tỷ lệ tiêu hao là 10,2 mía/1 đường (cùng kỳ năm trước là 10,7 mía/1 đường). Giá đường bình quân trong thời gian này tăng khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.