Xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường chính sụt giảm

8 thị trường chính gồm: Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Mexico, Brazil, Ảrập Xêut, Colombia chiếm 76% tổng giá trị XK.
Trong đó, giá trị XK sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Brazil (chiếm 58% tổng XK) đều giảm từ 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Đó là lý do vì sao, tổng giá trị XK cá tra 9 tháng đầu năm nay giảm.
Mỹ
Quý III/2015, giá trị XK sang Mỹ đạt 74 triệu USD, thấp hơn giá trị XK sang thị trường EU khoảng 2 triệu USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 9/2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 233 triệu USD, giảm nhẹ 3,2% so với 9 tháng đầu năm 2014.
Như vậy, sau khi giá trị XK tăng nhẹ trong QII thì sang QIII/2015, giá trị XK sang thị trường Mỹ lại giảm so với cùng kỳ năm 2014, một phần là do mức thuế CBPG của Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) ở mức cao.
Ngày 14/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra philê đông lạnh của VN vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.
Theo đó, mức thuế mà hai bị đơn bắt buộc là HUNG VUONG CORP và TAFISHCO lần lượt là 0,36 USD/kg và 0,84 USD/kg.
16 công ty là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế là 0,6 USD/kg.
Mặc dù đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ của DOC và mức thuế 0,6 USD/kg thấp hơn so với POR10 nhưng vẫn rất khó để các DN cá tra Việt Nam có thể đưa hàng vào Mỹ.
EU
Quý III/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt gần 76,3 triệu USD – mức cao nhất trong top 8 thị trường XK lớn nhất của Việt Nam nhưng vẫn giảm 13,2% so với QIII/2014.
Tính đến hết tháng 9/2015, giá trị XK cá tra sang EU đạt 218,9 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng đầu năm 2015, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Đức là 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối.
Giá trị XK thị trường Anh tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
3 thị trường XK còn lại là Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức giảm lần lượt: 7,1%; 40,6% và 28,8%.
9 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang hầu hết các thị trường lớn đều bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trừ thị trường Trung Quốc và Anh, giá trị XK sang 2 thị trường này vẫn đang duy trì ở mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2014, với giá trị tăng lần lượt 49,1% và 19,6%.
Đây là hai thị trường XK “bù đắp” cho các DN trong suốt 9 tháng đầu năm qua.
Nhìn lại chặng đường XK cá tra quý III/2015 phải kể đến hai văn bản có tính chất “khích lệ” và đồng hành của Bộ NN và PTNT, Thủ tướng Chính phủ nhằm gỡ khó cho các DN XK cá tra Việt Nam.
Ngày 4/9/2015, Bộ NN và PTNT đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36 - Nghị định cá tra) và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị định này theo quy trình rút gọn.
Theo đó, Bộ đề xuất lùi thời gian các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016; Giữ nguyên quy định tại điểm b, c Khoản 3, Điều 6 NĐ 36 và đề nghị Chính phủ giao cho Bộ NN và PTNT hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng: Đến ngày 31/12/2018: sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng ≤ 20%; hàm lượng nước tối đa ≤ 86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.
Từ ngày 01/01/2019: áp dụng đầy đủ quy định như tại điểm b, c Khoản 3, Điều 6 NĐ 36.
Bộ NN và PTNT đề xuất sửa đổi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra không là điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận thông quan, ứng dụng CNTT trong đăng ký XK và bỏ thu phí của DN khi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra.
Ngày 25/9/2015, Văn phòng Chính phủ đã gửi Công văn số 7678/VPCP - KTN tới Bộ NN và PTNT nêu ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đây là quyết định thể hiện sự đúng đắn và kịp thời của Chính phủ và Bộ NN&PTNT cho ngành cá tra trong hoàn cảnh thị trường khó khăn năm 2015, đồng thời giải tỏa tâm lý bị đè nặng ngay từ đầu năm cho các DN XK.
Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường, năm 2015, dự báo, giá trị XK cá tra không thoát khỏi tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.