Xuất khẩu cà phê nhân giảm dần do chế biến cà phê rang xay và hòa tan tăng

Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn.
Năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn.
Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn.
9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.
Có hai nguyên nhân chủ yếu, một là mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), cụ thể theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đã lên đến gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2013 là năm xuất khẩu cà phê chế biến vượt trội với gần 68 ngàn tấn, chiếm 5,2% tổng lượng xuất và đạt gần 314 triệu USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch.
Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014, đạt mức xuất khẩu tương đương với năm 2013 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.
Lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 - 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%.
Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được.
Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm. Ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam.
Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt.
Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.
Dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

Phong trào nuôi lươn đồng ở Bình Định đang phát triển mạnh. Do địa phương này chưa SX được lươn giống nên nông dân phải mua giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ với chất lượng rất bấp bênh. Xuất phát từ thực tế này, ngành chức năng ở Bình Định đã tổ chức nuôi thử nghiệm lươn giống thành công.