Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu 2015 Với Những Thách Thức Và Cơ Hội

Xuất Khẩu 2015 Với Những Thách Thức Và Cơ Hội
Ngày đăng: 09/12/2014

Đồng Tháp có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chế biến thủy sản và lúa gạo. Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu năm 2015 sẽ có những thuận lợi và thách thức mới.

30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.

Theo các chuyên gia, năm 2015 sẽ có những cơ hội cũng như thách thức mới với Việt Nam qua việc ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do FTA. Thông qua các lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường và các quốc gia đối tác FTA.

Ngoài ra các đối tác FTA mới mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán: EU, EFTA, Liên minh hải quan Nga... đều là các nền kinh tế có cơ cấu hàng hóa thương mại bổ sung với Việt Nam, không mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu là các doanh nghiệp chưa khai thác hết lợi ích từ FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong khi chúng ta phải mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng là lúa gạo, cá tra, thủy sản và cây ăn trái. Các tỉnh đã bước đầu hình thành mối liên kết mới trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tiến đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng góp phần làm tăng việc làm, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn với mục tiêu giúp tăng thu nhập cho nông dân...

Tuy nhiên, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL là còn thiếu tính bền vững, mặc dù sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún, chất lượng thấp, bảo quản sau thu hoạch gây hao hụt lớn và ảnh hưởng đến chất lượng, nông sản xuất khẩu.

Để kinh tế ĐBSCL phát triển bền vững cần phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chú trọng tăng cường liên kết, hợp tác. Chủ trương liên kết “bốn nhà” được đánh giá sẽ tạo ra hướng phát triển bền vững cho kinh tế nông nghiệp ĐBSCL. Từ đó, khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, thu hút doanh nghiệp đầu tư và nối kết sản xuất của nông dân với thị trường.

Thời gian qua, Đồng Tháp là địa phương, chú trọng đến việc liên kết tiêu thụ sản phẩm và đạt được nhiều kết quả bước đầu. Sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, cùng chia sẻ khó khăn với nhau. Đồng thời tỉnh đang từng bước nâng dần chất của các hợp tác xã (HTX) và sáp nhập những HTX có chung lợi thế tiến đến phát triển HTX đa dịch vụ, gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

Đến hết tháng 9 năm nay, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết của tỉnh là gần 87.000. Ngoài ra, tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với nước ngoài, những địa phương của đất nước bạn có cùng chung lợi thế, nhằm học hỏi tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, từ đó giúp nông sản thế mạnh của tỉnh ngày càng nâng chất lượng, có thể gõ cửa được những thị trường khó tính...

Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DA9/Xuat_khau_2015_voi_nhung_thach_thuc_va_co_hoi.aspx


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013
Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.

08/03/2013
Làm Nông Nghiệp Thu 1 Tỷ Đồng/năm Làm Nông Nghiệp Thu 1 Tỷ Đồng/năm

Ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn – Bắc Giang) ai cũng biết gia đình anh Đặng Văn Tiến, vợ là Nguyễn Thu Hà là đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi. Chỉ tính nguồn thu từ cam đường Canh, bưởi Diễn và vải thiều, năm nay, gia đình anh Tiến đã được hơn 1 tỷ đồng…

23/06/2013
Mùa Mía Đắng Ở Gia Lai Mùa Mía Đắng Ở Gia Lai

Đứng trầm ngâm trước đống mía được chặt đang chờ xe tải đến bốc, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Thành An, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), thở dài: “Năm nay nắng nóng kéo dài, năng suất mía rất kém, cộng với việc đốn mía chậm cũng khiến chữ đường trong mía giảm. Hơn nữa, với giá thu mua của Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi), tính ra mỗi tấn mía của chúng tôi thu về chưa đến 700.000 đồng

09/03/2013
Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô

Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.

10/03/2013