Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.
Chỉ trong buổi sáng, Cty đã thu mua được hơn 2 tấn vải U hồng của 9 hộ dân trong xã, với giá 30 nghìn đồng/kg (cao hơn giá thị trường từ 10 nghìn đồng/kg). Đây là những hộ dân đã được cơ quan chức năng cấp mã vườn sản xuất vải thiều XK theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ngay sau khi thu mua đủ số lượng, Cty đã tổ chức đóng hàng theo quy chuẩn, đồng thời vận chuyển ra sân bay để đưa về TP. HCM thực hiện công đoạn chiếu xạ và XK sang Mỹ. Như vậy, đây là lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam sẽ được XK sang thị trường khó tính.
Được biết, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao là đơn vị chuyên thu mua các mặt hàng nông sản tươi của Việt Nam để XK ra nước ngoài. Nếu việc chào hàng 2 tấn vải thiều tại thị trường Mỹ thành công, Cty sẽ tiếp tục thu mua vải thiều Lục Ngạn để xuất sang thị trường này, đồng thời XK vải thiều sang thị trường Úc và Nhật Bản.
Tân Mộc là một trong những xã có diện tích vải thiều chín sớm nhiều nhất của huyện Lục Ngạn với khoảng 200 ha chủ yếu là giống vải U hồng, sản lượng ước đạt 2.000 tấn (tăng 500 tấn so với vụ 2014). Hiện trung bình mỗi ngày người dân trong xã thu hoạch và tiêu thụ khoảng 30 tấn quả. Dự kiến khoảng 10 ngày nữa vải thiều chính vụ của huyện Lục Ngạn sẽ bắt đầu được thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.