Xuất khẩu 18 tấn xoài Cao Lãnh sang Hàn Quốc

Số lượng xoài này do HTX xoài Mỹ Xương thu mua của xã viên (sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP) với giá cao hơn thị trường 2.000 đồng/kg (hiện tại giá thị trường từ 20.000 - 21.500 đồng/kg).
Được biết, trước đó công ty cũng đã thu mua ở HTX xoài Mỹ Xương với số lượng 8 tấn để xuất sang Hàn Quốc.
Hiện Công ty TNHH KTC đang tiếp tục đặt hàng thu mua xoài của HTX với số lượng khoảng 20 - 30 tấn/tuần, mức giá cũng khá cao.
Đây là tín hiệu vui cho nhà vườn trồng xoài Cao Lãnh, nhưng theo HTX xoài Mỹ Xương thì số lượng xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP của các xã viên đạt chất lượng xuất khẩu không nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).