Xuất Hiện Tình Trạng Tôm Chết Hàng Loạt

Vài ngày gần đây, trên địa bàn xã Tượng Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh), hàng vạn con tôm sú bỗng dưng bị chết, gây lo lắng cho các hộ nuôi trên địa bàn.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Đinh Vĩnh Quỳnh ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn thả nuôi 3 vạn con tôm sú, trên diện tích 1.400m2.
Trước các đợt mưa do bão số 2, gia đình ông Quỳnh rất vui mừng, vì sau hơn 2 tháng thả nuôi tôm phát triển tốt và đang trong thời kỳ thu hoạch. Ông cho biết, đã thu hoạch được hơn 10kg tôm, với giá bán ra thị trường hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, 3 ngày trở lại đây, không rõ nguyên nhân gì mà hơn 2 vạn con tôm của gia đình ông bỗng dưng bị chết, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Không chỉ riêng gia đình ông Quỳnh, mà gần 3 vạn con tôm tú của gia đình anh Hiền ở thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn cũng bị chết sạch.
Trước tình trạng trên, phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đã cử cán bộ chuyên môn xuống tận các hộ nuôi,cùng với cán bộ khuyến nông xã khảo sát thực địa, kiểm tra, tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân.
Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - chuyên viên phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt là do nguồn giống không đảm bảo chất lượng, người dân chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, trên con tôm có xuất hiện dấu hiệu bệnh đốm trắng và một phần do bị sốc môi trường nên đã gây ra tình trạng trên.
Có thể bạn quan tâm

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.