Xuất Hiện Tình Trạng Tôm Chết Hàng Loạt

Vài ngày gần đây, trên địa bàn xã Tượng Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh), hàng vạn con tôm sú bỗng dưng bị chết, gây lo lắng cho các hộ nuôi trên địa bàn.
Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Đinh Vĩnh Quỳnh ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn thả nuôi 3 vạn con tôm sú, trên diện tích 1.400m2.
Trước các đợt mưa do bão số 2, gia đình ông Quỳnh rất vui mừng, vì sau hơn 2 tháng thả nuôi tôm phát triển tốt và đang trong thời kỳ thu hoạch. Ông cho biết, đã thu hoạch được hơn 10kg tôm, với giá bán ra thị trường hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, 3 ngày trở lại đây, không rõ nguyên nhân gì mà hơn 2 vạn con tôm của gia đình ông bỗng dưng bị chết, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Không chỉ riêng gia đình ông Quỳnh, mà gần 3 vạn con tôm tú của gia đình anh Hiền ở thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn cũng bị chết sạch.
Trước tình trạng trên, phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đã cử cán bộ chuyên môn xuống tận các hộ nuôi,cùng với cán bộ khuyến nông xã khảo sát thực địa, kiểm tra, tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân.
Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - chuyên viên phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt là do nguồn giống không đảm bảo chất lượng, người dân chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, trên con tôm có xuất hiện dấu hiệu bệnh đốm trắng và một phần do bị sốc môi trường nên đã gây ra tình trạng trên.
Có thể bạn quan tâm

“Đất sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp trong khi yêu cầu thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đòi hỏi địa phương phải cấp bách tìm được những nguồn thu cao và ổn định” - ông Nguyễn Hoài Thu - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ.

Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.