Xuất hiện thương lái Trung Quốc làm rối loạn thị trường hồ tiêu

Phòng An ninh Kinh tế - Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn gửi đến các công an các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời phát hiện hành vi, thủ đoạn của một số thương lái Trung Quốc và báo cáo bằng văn bản cho công an tỉnh; đồng thời, tuyên truyền vận động các doanh nghiệp kinh doanh nông sản đề cao cảnh giác trước thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc.
Theo đó, từ khoảng tháng 4-2015 đến nay, Phòng An ninh Kinh tế phát hiện một số thương lái Trung Quốc đã đến địa bàn tỉnh thu gom hồ tiêu, tiêu lép, các tạp chất của tiêu từ các hộ nông dân với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường từ 3.000 đồng đến 10.000 đồng.
Sau khi thu gom, thương lái Trung Quốc tiếp tục đặt cọc tiền, ký hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh nông sản với giá rất cao, mục đích tạo sự khan hiếm nguồn hàng trên thị trường. Cùng thời điểm này, nguồn hàng trong dân không còn, các doanh nghiệp và đại lý không còn hàng để giao nên các thương lái Trung Quốc thông qua thương lái người Việt dùng lượng hàng đã thu gom trước đó bán lại cho các doanh nghiệp, đại lý và cuối cùng hủy hợp đồng đã ký.
Các doanh nghiệp, đại lý ôm hàng trăm tấn tiêu đã mua với giá cao từ thương lái Trung Quốc hoặc thu gom từ các nguồn khác nhưng không thể bán theo hợp đồng đã ký. "Thủ đoạn của thương lái Trung Quốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, làm lũng đoạn thị trường, gây thiệt hại cho người dân, đại lý và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh", công văn nêu rõ.
Trước đó, Báo Người Lao Động đã phản ánh, nhiều chủ đại lý, công ty thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ôm hàng trăm tấn tiêu, tiêu lép, tạp chất của tiêu với giá cao sau khi bị các thương lái Trung Quốc tới đặt hàng nhưng không lấy.
Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, sở đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản để cảnh báo và thông báo cho cơ quan chức năng mỗi khi phát hiện có dấu hiệu bất thường. Cũng theo ông Dương, tình trạng này cũng đã từng xảy ra với các mặt hàng nông sản khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Có thể bạn quan tâm

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.