Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên gia súc tại huyện Kỳ Anh

Dịch lở mồm long móng bắt đầu xuất hiện trên trâu bò của gia đình ông Trần Công Biên (thôn Mỹ Lợi) từ ngày 30/10, sau đó lây lan sang trâu bò của các hộ dân khác.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã cấp phát hoá chất và vôi bột cho các hộ vùng có dịch và khu vực lân cận để phòng trừ, lập các chốt kiểm dịch, ngăn chặn tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc ra vào vùng có dịch... và tiêm bổ sung đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng.
Huyện Kỳ Anh cũng đã chỉ đạo địa phương có dịch bám sát địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…; chỉ đạo các xã Kỳ Tân, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Khang và Kỳ Trung tiêm bổ sung đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.
25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.