Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên gia súc tại huyện Kỳ Anh

Dịch lở mồm long móng bắt đầu xuất hiện trên trâu bò của gia đình ông Trần Công Biên (thôn Mỹ Lợi) từ ngày 30/10, sau đó lây lan sang trâu bò của các hộ dân khác.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã cấp phát hoá chất và vôi bột cho các hộ vùng có dịch và khu vực lân cận để phòng trừ, lập các chốt kiểm dịch, ngăn chặn tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc ra vào vùng có dịch... và tiêm bổ sung đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng.
Huyện Kỳ Anh cũng đã chỉ đạo địa phương có dịch bám sát địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…; chỉ đạo các xã Kỳ Tân, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Khang và Kỳ Trung tiêm bổ sung đối với đàn gia súc chưa được tiêm phòng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 7/5 tại Nông trường Suối Giai thuộc 2 xã Phước Sang, Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, Công ty Cổ phần Đường Bình Dương đã làm lễ động thổ Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư 215,4 tỷ đồng, trên diện tích 471,86 ha.

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.