Xuất Hiện Bọ Hung Cánh Cứng Hại Lúa

Trên cánh đồng lúa của xã xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện bọ hung cánh cứng cắn phá với mức độ thiệt hại rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Trên cánh đồng lúa của xã xuất hiện bọ hung cánh cứng cắn phá với mức độ thiệt hại rất lớn. Đây là thời điểm lúa đã trổ bông, đang thời kỳ ngậm sữa”.
Theo ông Bình, lúc đầu người dân phát hiện lá lúa khô héo dần nhưng không biết nguyên do. Nhận được phản ánh có hiện tượng này, xã đã kịp thời báo cáo lên huyện. Cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT, Trạm Khuyến nông và Trạm BVTV đã về tìm hiểu, xác định lúa bị bọ hung cánh cứng cắn ngay dưới gốc lúa.
Nông dân đã sử dụng các loại thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ để thực hiện việc phun phòng, tiêu diệt loại bọ hung này. Đến thời điểm này đã có 5 ha lúa xuân bị loại sâu này phá hoại.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Yên Định cho hay: “Trên địa bàn huyện chỉ có mỗi Định Bình xuất hiện loại bọ cánh cứng phá hoại lúa. Chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương khác tích cực thăm ruộng để nắm bắt tình hình. Khi có dấu hiệu bất thường báo cáo ngay với huyện để có hướng xử lý”.
Đề cập đến việc lần đầu tiên bọ hung cánh cứng cắn phá lúa, ông Phúc cho rằng: “Xung quanh vùng trồng lúa của xã Định Bình có một số diện tích ven sông, nông dân trồng mía. Bọ hung cánh cứng thì đã khá quen thuộc đối với cây mía. Chính vì thế, thời điểm, mía đang được thu hoạch rất dễ bò sang cắn phá lúa”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đến vương quốc hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách – Bến Tre) gồm các xã: Vĩnh Thành, Tân Thiềng, Long Thới, Sơn Định, Hưng Khánh Trung B, chúng tôi choáng ngợp trước những vườn hoa kiểng đầy màu sắc, nhà nào cũng chật kín chậu kiểng đủ loại trước sân, sau vườn, ngoài ruộng.

Ông cũng cho biết thêm, có người còn gọi là khoai Từ, nhưng bà con ở đây gọi là khoai lùn Thái. Nó ăn ngon hơn rất nhiều so với khoai lùn thông thường. Đây là loại cây có củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, ruột màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột.

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.