Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Cây Sắn Tại Phú Yên

Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Cây Sắn Tại Phú Yên
Ngày đăng: 07/05/2013

Những ngày qua, hàng chục hecta sắn của bà con nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) bỗng dưng xuất hiện nhện đỏ gây bệnh trên cây sắn, khiến người trồng sắn thấp thỏm lo lắng.

Theo người dân, diện tích sắn bị hại do nhện đỏ gây ra trên địa bàn huyện Sông Hinh hơn 40ha, tập trung nhiều nhất ở xã Sơn Giang diện tích trên 20ha, thôn Bình Giang, Chí Thán xã Đức Bình Đông 15ha, xã Ea Bia 5ha. Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển bệnh ở những diện tích trên đồi cao, vùng khô hạn. Biểu hiện của bệnh này gây rụng lá, cây ngưng phát triển.

Ông Huỳnh Mẫn ở thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông, những ngày này như ngồi trên đống lửa, đứng ngồi không yên bởi hơn 2ha sắn của gia đình ông đột nhiên lá chuyển màu đốm trắng rồi úa vàng rụng. “Tôi trồng sắn gần 20 năm nay nhưng chưa bao giờ cây sắn có triệu chứng như hiện nay. Cây sắn bị vàng lá, thân không phát triển. Đây là loại bệnh mới, chưa ai có kinh nghiệm chữa trị nên mọi người tỏ ra lo lắng, hoang mang. Đầu vụ, ngoài tiền công, tôi đầu tư hơn chục triệu đồng tiền phân và giống và hàng ngày trông chờ vào rẫy sắn này để kiếm tiền nuôi con cái ăn học, nhưng kiểu này xem như mất trắng rồi”, ông Mẫn cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh, nhìn qua kính lúp, trứng nhện đỏ có hình cầu, trong; nhện con mới nở màu xanh nhạt và có 6 chân, phần thân có hai chấm đỏ sậm. Khi trưởng thành, nhện có 8 chân màu đỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của nhện từ 10-12 ngày. Loài này thường gây hại thối lá sắn rồi khô rụng. Đặc biệt, chúng tấn công mạnh đối với giống sắn KM 98-5. Những diện tích nhiễm bệnh, năng suất sắn sẽ giảm từ 15-30%, một số diện tích năng suất giảm từ 50-70%. Nếu bệnh không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan ra diện rộng.

Trước thực trạng này, ngành chức năng khuyến cáo bà con cần phun luân phiên nhiều loại thuốc khác nhau như Camite 73 EC, liều dùng 01 lít/ha; Ortus 5SC, liều dùng 01 lít/ha; Rufast 3 EC, liều dùng 0,5 lít/ha. Khi dùng thuốc cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

14/05/2012
Mú Con Mang Kinh Tế Về Xóm Biển Mú Con Mang Kinh Tế Về Xóm Biển

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

15/05/2012
Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

15/05/2012
Chôm Chôm Ra Trái Sớm, Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Ở Đồng Nai Chôm Chôm Ra Trái Sớm, Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Ở Đồng Nai

Theo thời vụ, khoảng tháng 6 hàng năm mới vào mùa thu hoạch chôm chôm. Thế nhưng, năm nay mới vào đầu tháng 5, nhiều nhà vườn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tất bật thu hoạch chôm chôm và bán được giá cao.

15/05/2012
Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

15/05/2012