Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống

Bộ NN&PTNT vừa ra quyết định xuất dự trữ quốc gia hạt giống cây trồng năm 2015, nhằm đảm bảo công tác giống cây trồng phục vụ sản xuất cho các địa phương.
Tổng cộng lượng hạt giống xuất cấp là 1.667 tấn, trong đó có 1.400 tấn hạt giống lúa và 267 tấn hạt giống ngô. Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị dự trữ xuất không thu tiền hạt giống lúa và ngô dự trữ quốc gia.
Cụ thể, CTCP Giống cây trồng Trung ương xuất 790 tấn hạt giống lúa và 190 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng miền Nam xuất 280 tấn hạt giống lúa và 42 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng-vật nuôi Thừa Thiên-Huế xuất 330 tấn hạt giống lúa và 35 tấn hạt giống ngô.
Bộ NN&PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô), Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô), Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô), Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô), Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).
Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu Công ty Giống rau quả Trung ương thực hiện xuất không thu tiền 13,7 tấn hạt giống rau dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 3 tấn, Quảng Trị 8 tấn, Phú Yên 1,5 tấn và Khánh Hòa 1,2 tấn.
Mặt khác, Bộ yêu cầu các đơn vị dự trữ phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng hạt giống và tổ chức đóng gói nhỏ, vận chuyển, giao hạt giống tại trung tâm huyện, thị xã của các địa phương trên.
Đơn vị tiếp nhận hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia ở các địa phương cũng phải được UBND tỉnh giao nhiệm vụ và có giấy ủy quyền.
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, phân bổ, sử dụng số hạt giống cây trồng đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.