Xuất 10 Tấn Vải Thiều Sang Nhật Bản Làm Mẫu

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và công nghệ, 10 tấn vải thiều Lục Ngạn sẽ lên đường sang Nhật Bản vào thời gian tới.
Nếu được Nhật Bản chấp nhận, năm sau Bộ Khoa học sẽ giúp bà con nông dân tiêu thụ vải ở thị trường nước này.
Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.
Việt Nam phải đưa sang Nhật Bản một vài sản phẩm mẫu để thí điểm, nếu Nhật Bản chấp nhận và thấy có khả năng tiêu thụ thì lúc đó mới có thể ký hợp đồng. Khi đó, người nông dân ở khu vực trồng vải của Việt Nam sẽ phải tổ chức sản xuất lại, gieo trồng, chăm bón cây vải theo một quy trình, trước mắt là VietGAP, và về lâu dài là tiêu chuẩn Global GAP quốc tế. Lúc này quả vải mới có chất lượng đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Sau 60 ngày trồng, thu hoạch, 1 sào bí ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên - Nghệ An) cho lãi ròng trên 5 triệu đồng.

Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…