Xử lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt phải có biện pháp mạnh

Không dễ kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nguyễn Như Tiệp - cho biết: Số liệu giám sát an toàn thực phẩm nông thủy sản 9 tháng đầu năm cho thấy, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm an toàn thực phẩm còn cao
Trong đó, 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng vượt ngưỡng cho phép;
10,3% mẫu rau có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng vượt ngưỡng cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
Riêng 9 tháng đầu năm, các đơn vị trực thuộc Bộ NN & PTNT đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành và 33 đoàn thanh tra đột xuất.
Qua kiểm tra xử lý đã ban hành gần 1. 200 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng.
Hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất vật tư nông nghiệp ngoài danh mục, không đảm bảo chất lượng… Đáng lưu ý qua kiểm tra, thanh tra đã phát hiện 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ hơn 13kg hóa chất Vàng Ô (Vat Yellow), tịch thu 20kg bột màu trắng nghi là chất cấm Sabutamol…
Mặc dù tình trạng vi phạm diễn ra phổ biến, nhưng công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, xử lý tình trạng sử dung chất cấm trong chăn nuôi nói riêng hiện gặp khá nhiều khó khăn.
Bà Đinh Thị Phương Khanh- Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An - cho biết, vấn đề truy xuất nguồn gốc chất cấm từ đâu rất khó khăn vì không dễ truy được từng con lợn mua của hộ dân nào.
Bên cạnh đó, bà Phương Khanh cũng cho rằng, quy định xử phạt đối với việc sử dụng chất cấm là 5 - 10 triệu đồng đối với hộ gia đình và 10 - 15 triệu đồng đối với trang trại đã đánh đồng người nuôi 1 con cũng như 20 con, như vậy sẽ không hiệu quả.
“Đặc biệt, quy định khi phát hiện tổn hại sức khỏe rồi mới xử lý vi phạm là vấn đề bất cập nhất, không lẽ chúng ta chết rồi mới truy xuất lại chúng ta ăn gì, ăn như thế nào và có xử lý được vi phạm hay không? Quy định này cần phải sửa đổi cho phù hợp”, bà Phương Khanh nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Trần Trọng Bình- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường- Bộ Công an - cho biết, không phải cứ buôn bán hàng cấm là xử lý hình sự được mà còn có điều kiện bắt buộc như số lượng lớn là bao nhiêu.
Nhưng chất cấm Sabutamol thì chưa tìm thấy chỉ dẫn số lượng bao nhiêu là lớn của Thông tư liên tịch để xử lý.
Mặt khác, Điều 244 Luật hình sự về vi phạm các quy định an toàn thực phẩm là gây hậu quả nghiêm trọng, có ngộ độc và có người chết.
Tuy nhiên, thực tế đã có ai ăn phở đưa Fomadehit vào mà chết ngay đâu.
“Chúng tôi đã bắt giữ những vụ cứ một tuần đối tượng mua 5 lít Fomadehit sản xuất bánh phở, hay hàn the đưa vào giò, ure ướp vào cá… nhưng cũng chưa xử lý hình sự được.
Những chất cấm này sẽ tích lũy tồn dư trong con người hàng chục năm.
Do vậy, cần quy định, chỉ cần đưa chất cấm vào thực phẩm là đã cấu thành tội phạm”, ông Trần Trọng Bình nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát:
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy, không thể chỉ coi là vi phạm hành chính mà phải coi đó là hành động phạm pháp, phải lên án và bị xử lý hình sự.
Cần phải đấu tranh với những hành vi sản xuất lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm này như là đấu tranh với buôn bán, sử dụng chất ma túy.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

Có thể nói mai vàng từ lâu đã là một loại hoa truyền thống, là biểu tượng của mùa xuân phương Nam. Từ ý nghĩa và giá trị nhân văn đó mà người người đều thích chưng mai trong ngày tết. Đó cũng là cơ hội tốt nhất cho các nhà vườn giới thiệu những đặc sản tết của mình.

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.