Xử lý nghiêm việc dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký Điện gửi Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu lực lượng Công an nhân dân (CAND) chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…
Theo đó, lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, Quản lý thị trường...
tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Không lạm dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản, không dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm; không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản...
Tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp nêu trên.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tham mưu, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật;
Việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, kịp thời phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật…
* Bộ NN&PTNT vừa công bố đường dây nóng nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin tố giác, phản hồi của nhân dân về các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các hành vi sử dụng, sản xuất, kinh doanh các chất cấm trong chăn nuôi (salbutamol, clenbuterol, vàng ô…).
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi nêu trên, có thể liên hệ qua đường dây nóng theo số điện thoại: 08042526 hoặc 0917808113, hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: thongtinvipham@mard.gov.vn, hoặc liên hệ trực tiếp với thanh tra Bộ NN&PTNT (địa chỉ: Tầng 3, nhà B6, số 2 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).
Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin tố giác về dấu hiệu, hành vi vi phạm sản phẩm sẽ được giữ kín danh tính theo quy định của pháp luật.
Đối với nguồn tin chính xác, có giá trị phục vụ cho công tác thanh tra, điều tra xử lý vi phạm của cơ quan chức năng, sẽ được Bộ NN&PTNT chi thưởng theo quy định với mức tối đa 5.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.