Xử lý nghiêm việc dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký Điện gửi Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu lực lượng Công an nhân dân (CAND) chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…
Theo đó, lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, Quản lý thị trường...
tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Không lạm dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản, không dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm; không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản...
Tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp nêu trên.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tham mưu, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật;
Việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, kịp thời phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật…
* Bộ NN&PTNT vừa công bố đường dây nóng nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin tố giác, phản hồi của nhân dân về các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các hành vi sử dụng, sản xuất, kinh doanh các chất cấm trong chăn nuôi (salbutamol, clenbuterol, vàng ô…).
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi nêu trên, có thể liên hệ qua đường dây nóng theo số điện thoại: 08042526 hoặc 0917808113, hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: thongtinvipham@mard.gov.vn, hoặc liên hệ trực tiếp với thanh tra Bộ NN&PTNT (địa chỉ: Tầng 3, nhà B6, số 2 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).
Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin tố giác về dấu hiệu, hành vi vi phạm sản phẩm sẽ được giữ kín danh tính theo quy định của pháp luật.
Đối với nguồn tin chính xác, có giá trị phục vụ cho công tác thanh tra, điều tra xử lý vi phạm của cơ quan chức năng, sẽ được Bộ NN&PTNT chi thưởng theo quy định với mức tối đa 5.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp - Đắk Nông) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.

Như tin đã đưa, trong những ngày qua, tại trang trại chăn nuôi gà của ông Dương Văn Hoàng (làng Ia Tông, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gà. Nhờ phát hiện sớm, ổ dịch cúm gia cầm này đã được các cơ quan chuyên môn tiêu hủy, không để lây lan trên diện rộng.

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai các giải pháp đẩy mạnh đầu tư tái đàn, khôi phục sản xuất sau Tết Nguyên đán.

Sắp Tết nhưng người chăn nuôi gà đang lo… mất Tết vì bù lỗ, nhất là tại Yên Thế (Bắc Giang), huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước hiện nay.

Năm 2007, sau khi đi tham quan mô hình nuôi chim cút của một người quen ở xóm Mỹ Trọng, anh Hoàng Trung Sơn, thôn Thượng, xã Mỹ Xá (TP Nam Định) đã mở trang trại nuôi chim cút. Trải qua nhiều gian truân và thất bại, giờ đây anh Sơn đã có 4 giàn chuồng nuôi chim cút khá quy mô với số lượng lúc cao điểm lên đến trên 1 vạn con.