Xoài Úc nghịch mùa, chủ vườn thu cả tỉ đồng
Ông Nguyễn Ta, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cam Lâm, cho biết giá xoài Úc những năm gần đây khá ổn định, cao hơn giá xoài khác 2-3 lần, vào chính vụ (tháng 6 âm lịch) giá tại vườn có thể đạt 40 ngàn đồng/kg.
Ngoài tiêu thụ ở địa phương, phục vụ cho khách du lịch, xoài Úc được các thương lại đưa đi tiêu thụ ở thị trường phía Bắc với số lượng lớn. Có thời gian, xoài này bị đồn là xoài Trung Quốc nên giá giảm mạnh. Tuy vậy, sau khi được giải thích rõ ràng, đến nay xoài Úc đã lấy lại thị trường. Đặc biệt, vào dịp tháng 2 vừa qua vùng xoài ở Khánh Hòa trồng được nghịch vụ nên có giá cao kỷ lục, lên tới 120.000-130.000 đồng/kg, lại rất dễ bán. Mỗi nhà vườn trừ chi phí lãi cả trăm triệu đồng đến cả tỉ đồng.
Điển hình là ông Ngô Trong và bà Lê Thị Hồng Mai ở thôn Bãi Giấy 2, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa là chủ nhân vườn xoài rộng gần 13ha, mỗi năm ông bà thu về hơn 1 tỉ đồng từ giống xoài Úc. Ông Trong cho biết: Giá xoài Úc năm nay tăng gấp 3 lần giá xoài chính vụ và gấp 2 lần so với thời điểm này năm ngoái. Với giá này, dù năng suất xoài nghịch vụ kém hơn mọi năm (trung bình 1 cây chỉ cho thu từ 50-100 kg) nhưng cũng trái khiến người dân rất phấn khởi. Trong xã hộ trồng xoài nào cũng lãi lớn.
Năm nay vợ chồng ông Trong bà Mai thu tiền tỉ từ bán xoài Úc
Ông Đình Tú, một chủ vựa thu mua xoài ở thị trấn Cam Đức cho biết năm nay xoài Úc đầu vụ giá 55.000-60.000 đồng/kg, giữa vụ hạ xuống còn 45.000-46.000 đồng/kg nên người trồng lãi cao. Xoài Úc ở Khánh Hòa chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Chính điều này khiến giá xoài Úc tăng vọt.
Tuy vậy theo ông Diệp Thế Thanh, chủ tịch Hội nông dân xã Cam Hải Tây- Cam Lâm, xã có khoảng 1.000ha trồng xoài, trong đó 1/3 là xoài Úc. Do xoài Úc có giá nên hiện nay nhiều nhà vườn ồ ạt chuyển sang trồng giống xoài này, bằng cách cấy ghép. Điều này khiến chính quyền địa phương lo ngại. Phòng nông nghiệp huyện đã khuyến cáo nông dân tạm dừng chuyển đổi vì lo không kiểm soát nổi đầu ra, việc tăng đột biến sẽ phá vỡ thị trường...
Xoài Úc trái tròn, màu sắc lạ mắt, thường được bán ra thị trường phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc
Xoài Úc, ưu việt về sức chịu hạn, kháng sâu bệnh, giống xoài Úc ở Khánh Hòa độc đáo với trái to từ 0,5-1,5 kg/trái, tròn, màu hồng đỏ, khi chín màu vàng tươi, hạt nhỏ, mùi thơm, vị ngọt, thịt vàng, chắc, ngon và rất ít xơ… Với đặc điểm vỏ trái xoài dày nên rất thuận tiện trong bảo quản, vận chuyển xa, phù hợp cho xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.