Xoài cát chu Việt Nam vào Nhật

Đây sẽ là trái cây tươi thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này sau trái thanh long vào năm 2009.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết để xoài cát chu vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long). Hiện đã có năm nhà máy hơi nước nóng tại Việt Nam và bốn trong số đó được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số.
Theo giám đốc một công ty xuất khẩu trái cây tại TP.HCM, họ mới nhận được thông tin này và đã chuẩn bị vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp để đưa lô hàng đầu tiên vào Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm

4 mô hình trình diễn giống lúa lai là GS9 có diện tích 15 ha tại thành phố Bắc Ninh, XL có diện tích 5 ha tại thị xã Từ Sơn, Bio 404 có diện tích 2 ha tại các huyện Thuận Thành, Tiên Du và giống VT 505 có diện tích 0,4 ha tại huyện Quế Võ

Nhiều người bất bình bởi phải thuê lại chính đất của mình, hoặc DN không có năng lực tài chính vẫn đi xí đất để làm KCN. Chính quyền biết những điều ấy nhưng vẫn mặc kệ.

Những năm trước đây, trạm Khuyến nông Củ Chi đã triển khai nhiều mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa, nhân giống và chuyển giao giống mới như OM 4900, OM 576, OM 6162

Nông dân TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đang tất bật thu hoạch lúa ĐX trong niềm vui trúng mùa. Năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha, cá biệt có địa phương đạt 6 tấn, cao hơn năm trước từ 0,5- 0,7 tấn/ha.

Sau quá trình lai tạo bằng công nghệ sinh học, các nhà khoa học Anh đã lai tạo thành công, cho ra đời thế hệ trái mâm xôi mới màu vàng vừa được chào bán lần đầu tiên tại hệ thống siêu thị Tesco