Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa vòng luẩn quẩn cho nông dân

Xóa vòng luẩn quẩn cho nông dân
Ngày đăng: 05/10/2015

Đành rằng, theo quy luật thị trường, giá cả lên xuống là lẽ thường tình nhưng xuống tới đáy là thảm họa. Vừa rồi, thanh long Bình Thuận rẻ hơn bèo.

Tiền bán không đủ trả công hái nên nhiều chủ vườn bỏ mặc cho trời. Hái xong đổ đống, đến bò cũng chê, không thèm ăn vì quá ngán. Nông dân cứ tất tả chạy theo phong trào, chỉ thấy lợi trước mắt.

Không có cả kế hoạch sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Cứ thấy ai ăn khoai là “vác mai đi đào”.

Nhiều cây trồng không chỉ cung vượt cầu mà các chủ vườn còn giành giật, phá giá, mạnh ai nấy bán khi tiêu thụ nên bị ép giá tơi tả.

Lắm nhà vườn điêu đứng nhưng diện tích thanh long cứ ngày mỗi gia tăng, kèm theo sâu bệnh và chất lượng giảm sút.

Chuyện tiền bán không đủ trả công thu hoạch đâu chỉ có thanh long.

Cùng số phận còn có dưa hấu, mận, cam…

Có những loại cây làm giàu nhanh chóng, một thời tiếng tăm lừng lẫy cũng chung số phận mà “tiêu - điều” là điển hình. Gần đây là nạn chặt bỏ cả cây cao su lẫn cà phê để trồng tiêu vì mủ cao su lẫn hạt cà phê đều rớt giá thê thảm còn hạt tiêu thì tăng giá.

Có người bảo do kẻ xấu kích động, đầu cơ để phá hoại. Có thể phần nào đúng nhưng cái chính là nông dân chưa được trang bị kiến thức lẫn kỹ năng để tự vệ và phản kháng trước những quy luật nghiệt ngã của kinh doanh.

Tại sao cứ để nông dân chạy theo phong trào “chặt - trồng” mà thiếu sự quy hoạch định hướng, cảnh báo và cả ngăn chặn.

Tại sao không tìm cách nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thay vì mở rộng diện tích? Nhà nước, cụ thể là Bộ NN-PTNT và chính quyền địa phương lẫn các hiệp hội ngành nghề lâu nay cứ đứng ngoài cuộc, bỏ mặc nông dân tự bơi giữa sóng gió?

Thay vì tập trung sản lượng cao su để xuất khẩu thô thì hãy nỗ lực để xuất khẩu sản phẩm cao su chế biến. Lợi gấp nhiều thứ và nhiều lần. Bởi đất đai không thể sinh sôi như con người.

Bao nhiêu diện tích rừng đã bị tàn phá để trồng cao su, tiêu, điều, cà phê...?

Hậu quả thế nào thì ai cũng thấm thía.

Sản xuất nông nghiệp không phải là canh bạc may rủi để nông dân vét túi ăn thua.

Trách nhiệm của nhà nước và các hiệp hội ngành nghề là phải nhanh chóng tìm cách giúp nông dân xóa cái vòng luẩn quẩn “chặt - trồng, trồng - chặt” cùng điệp khúc “được mùa, mất giá” đã dai dẳng quá lâu.


Có thể bạn quan tâm

San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Tia Laser, Nâng Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Tia Laser, Nâng Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser gọn nhẹ, chỉ gồm bộ phát tín hiệu laser; cụm gàu san và bộ phận thu phát tín hiệu, hệ thống thủy lực gắn trên máy kéo. Cơ chế vận hành của hệ thống này như sau: Tia laser được phát bởi bộ phát tín hiệu laser tạo thành mặt chuẩn laser cố định song song với mặt phẳng nằm ngang. Bộ nhận tín hiệu laser lắp cố định trên cụm gàu san.

29/04/2014
Hơn 1.000 Ha Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng Hơn 1.000 Ha Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chư Pah (Gia Lai), thời gian qua trên địa bàn huyện có trên 1.000 ha cao su bị bệnh phấn trắng (850 ha bị nhiễm nhẹ, 100 ha nhiễm trung bình và 50 ha nhiễm nặng), với tỷ lệ trung bình 15-20% và cao 75%. Hiện tại, người dân và các công ty đang tiến hành xử lý bằng cách phun thuốc Sulox 80 WP và thuốc Kumulus+Carbenzim 500FL.

29/04/2014
Tiền Giang Thiếu Điện Xông Thanh Long Nông Dân Quơn Long Thất Thu Tiền Giang Thiếu Điện Xông Thanh Long Nông Dân Quơn Long Thất Thu

Xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) là vùng chuyên canh thanh long, với 910/925 ha đất nông nghiệp trồng thanh long.

29/04/2014
Vải Thiều Đậu Quả Đạt Khoảng 80% Diện Tích Vải Thiều Đậu Quả Đạt Khoảng 80% Diện Tích

Sau khi rụng sinh lý đợt 1, hiện vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đậu quả đạt khoảng 80% trong tổng diện tích 18 nghìn ha.

29/04/2014
Phải Gắn Sản Xuất Với Bao Tiêu Sản Phẩm Phải Gắn Sản Xuất Với Bao Tiêu Sản Phẩm

Sáng 28.4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện nghèo ven biển Lộc Hà.

29/04/2014