Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa nghèo nhờ… ong

Xóa nghèo nhờ… ong
Ngày đăng: 13/08/2015

Gia cảnh khó khăn, quanh năm chỉ “bám” vào 2 mảnh ruộng, cuộc sống của gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A (xã Dế Xu Phình) cứ quanh quẩn với cái nghèo, cái đói. Năm 2012, được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, anh Vàng đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà. Với nỗ lực của bản thân, từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng phấn khởi cho biết: “Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Nhà tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn phải nhận gạo cứu đói của nhà nước vào mỗi mùa đói giáp hạt như trước nữa”.

Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản (xã Dế Xu Phình) được gia đình cho ăn học đầy đủ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, anh không xin vào các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp mà trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Anh nhận thấy, địa phương mình có thế mạnh để phát triển đàn ong, bởi nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Sau 3 năm tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn tại các xã khác.

Năm 2014, được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, anh Toản đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói giảm nghèo. Anh cho biết, mong muốn nhất hiện nay là muốn xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mù Cang Chải là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nhưng người dân nơi đây vẫn chưa khai thác được thế mạnh này trong khi tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn ở mức cao. Từ thực tế này, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các phòng chuyên môn như nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong, tìm hướng đi cũng như tạo thương hiệu cho mật ong Mù Cang Chải. Dự kiến trong vài năm tới, đàn ong của huyện sẽ đạt khoảng 6.000 tổ. Trong 2 năm trở lại đây, nhờ có các đề án này, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững và quan trọng là đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không sản xuất theo lối cũ là tự cung tự cấp.


Có thể bạn quan tâm

Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

07/07/2014
Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.

02/12/2014
Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm

Trước những tin đồn thất thiệt về việc Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam, nhiều nông dân đang “ngồi trên đóng lửa”, lo ngại nông sản làm ra sẽ khó tiêu thụ. Nhiều người đang có ý định đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, nay phải tạm dừng chờ thông tin mới từ thị trường…

07/07/2014
Tiền Giang Trồng Nhãn Ido Tiền Giang Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh Chổi Rồng

Thời gian gần đây, bệnh chổi rồng đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, đặc biệt là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Trước tình hình này, một giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm chổi rồng.

02/12/2014
Ngư Dân Trúng Lớn Sò Mai Biển Ngư Dân Trúng Lớn Sò Mai Biển

Thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh liên tiếp được mùa sò mai biển. Không chỉ thu hoạch với số lượng lớn, bán giá trị cao mang lại thu nhập cho lao động trên thuyền mà còn tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm lao động khác trên bờ.

07/07/2014