Xín Mần Tổ Chức Sơ Kết Sản Xuất Vụ Xuân

Ngày 7.7.2014, UBND huyện Xín Mần đã tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ xuân. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện và Bí thư, Chủ tịch, cán bộ Khuyến nông, Khuyến lâm, một số các gia đình sản xuất giỏi thuộc 19 xã, thị trấn cùng tham dự.
Sản xuất vụ xuân ở Xín Mần năm nay gặp rất nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại và nắng nóng bất thường gây ra. Đã có hàng ngàn ha diện tích cây trồng các loại bị thiệt hại. Sản lượng lương thực thiếu hụt do mất mùa gây ra ước trên 4.147/13.609 tấn, chỉ bằng 25,5% kế hoạch đặt ra trong năm.
Cụ thể: Diện tích lúa đã cấy 1.071 ha. Diện tích bị thiệt hại 295 ha. Diện tích ngô đã trồng 3.364,5 ha. Diện tích ngô bị mất là 1.406 ha. Đối với cây đậu tương trồng 1.654,2 ha.
Diện tích bị thiệt hại 1.283 ha…Để khắc phục khó khăn và giúp đồng bào trồng cấy lại, huyện Xín Mần đã trích khẩn cấp 2,7 tỷ đồng mua giống, vật tư phân bón hỗ trợ kịp thời cho nhân dân. Đến thời điểm hiện nay, đã trồng lại 1.400 ha ngô trên đất nương bãi. Chỉ đạo thu hoach nhanh vụ xuân để tập trung làm mùa. Mục tiêu đề ra là: Cấy 3.035,6 ha lúa bằng các giống chất lượng cao.
Tổ chức thâm canh đạt tới 90% diện tích. Phấn đấu đạt năng suất bình quân 54,7 tạ/ha, sản lượng là 16.604 tấn. Diện tích ngo trồng 2.593 ha, chủ yếu là ngô lai, đảm bảo thâm canh trên 85%, để phấn đấu đạt sản lượng trên 9.200 tấn.
Mở rộng thêm diện tích cấy lúa cạn và ngô vụ thu đông , cùng nhiều rau màu các loại để bù đắp thiếu hụt vụ xuân. Quyết tâm đạt cho được tổng sản lượng trên 38.000 tấn lương thực đề ra nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho dân. Tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, gắn trồng cỏ và phát triển đàn gia cầm.
Thực hiện cho được 118 mô hình chăn nuôi lợn đen trang trại theo mô hình nhóm hộ gia đình với mức chăn nuôi từ 20 đến 100 con/lứa. Kiện toàn lại 181 Tổ hợp tác, nhóm Sở thích để phát triển sản xuất hàng hóa bền vững trong từng thôn bản, địa phương.
Giảm thiểu các thủ tục hành chính để người dân tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất. Tiếp tục nhân rộng các mô hình trồng rừng kinh tế , trồng cây Thảo quả và làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn.
Hội nghị đã tập trung nhiều ý kiến thảo luận, bàn giải pháp phát triển sản xuất vụ mùa dựa trên các nguồn lực đầu tư cùng đất đai, sức lao động tại chỗ.
Có thể bạn quan tâm

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.