Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả

Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả
Ngày đăng: 15/11/2014

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Mô hình trồng xen cây ngắn ngày trên nương cao su được thực hiện tại xã Thanh An (huyện Điện Biên) và xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo) thành công vừa giúp người dân tăng thu nhập, góp phần cải tạo đất để cây cao su phát triển.

Theo Kỹ sư Hoàng Xuân Thảo, Chủ nhiệm đề tài: Ngoài điều tra đánh giá hiện trạng một số mô hình trồng xen cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, xác định loại đất, tập quán canh tác của người dân trong vùng để lựa chọn cây ngắn ngày phù hợp, Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật của một số cây ngắn ngày (ngô, bông vải, lúa cạn, đỗ, lạc, nghệ) trồng xen trên nương cao su; đồng thời xây dựng mô hình trình diễn áp dụng kỹ thuật trồng xen.

Đặc biệt là chú trọng xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho các giống cây khi trồng xen canh; tập huấn, chuyển giao KHKT trên cơ sở kết quả thực hiện mô hình trình diễn cho người dân tham gia trồng cây cao su.

Qua 2 năm thực hiện, Đề tài đã điều tra, thu thập bộ số liệu về điều kiện tự nhiên và hiện trạng nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện thành công mô hình trình diễn trồng xen cây trồng ngắn ngày trên nương cao su.

Theo nguyện vọng của người dân vùng dự án, Đề tài thực hiện mô hình trình diễn trồng ngô xuân hè - đỗ thu đông; lúa cạn xuân hè - lạc thu đông tại xã Thanh An; trồng đỗ xuân hè - lạc thu đông; lúa cạn hè thu tại xã Mường Mùn cho thấy, việc bố trí cây trồng xen trên nương cao su mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cao su trồng thuần từ gần 2,5 – 19,6 triệu đồng/ha. Việc đưa các giống cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, thậm chí khối lượng đất bị rửa trôi đều giảm hơn so với cơ cấu trồng cao su trồng thuần từ 35,5 - 59,6%.

Vì cây trồng xen hấp thu các chất khó tan trong lòng đất, sau khi thu hoạch để lại lượng chất hữu cơ làm tăng độ phì cho đất và có sản phẩm ủ gốc giữ ẩm mùa hè, giữ ấm mùa đông để cây cao su phát triển.

Ông Phạm Lâm Mười, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An (huyện Điện Biên) cho biết: Thực hiện mô hình trình diễn trồng xen canh trên nương cao su, vụ xuân hè vừa qua, người dân trong xã đã trồng xen cây ngô, lúa cạn trên 2ha vườn cây cao su 2 năm tuổi.

Ngoài được cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bà con được cán bộ trực tiếp thực hiện Đề tài của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng xen, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng.

Vì vậy, năng suất ngô khá cao, trung bình đạt 58 tạ/ha; năng suất lúa xuân hè đạt 30 tạ/ha. Tận dụng diện tích vườn cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản việc đưa cây trồng ngắn ngày vào trồng không chỉ góp phần giúp bà con tăng thu nhập mà đỡ tốn công làm cỏ, chăm sóc như trồng cao su thuần.

Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ vận động người dân mở rộng diện tích trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cao su để có thêm nguồn thu.

Để cây trồng xen trên nương cao su đem lại hiệu quả kinh tế cao, Kỹ sư Hoàng Xuân Thảo, Chủ nhiệm đề tài khuyến cáo: Khi đưa các cây ngắn ngày trồng xen canh trong vườn cao su chỉ nên áp dụng trên loại đất có độ phì từ trung bình trở lên và cho những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/xen-canh-trong-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-cao-su-c%C3%A1ch-l%C3%A0m-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3


Có thể bạn quan tâm

Đưa Rau Đạt Chuẩn VietGAP Vào Hệ Thống Co.opMart Đưa Rau Đạt Chuẩn VietGAP Vào Hệ Thống Co.opMart

Trong chiến dịch hành động hướng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy suất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn tại TPHCM, Sở Công thương TPHCM vừa chủ trì buổi kết nối các DN sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

12/06/2013
Người Dân Cần Nắm Được Các Biện Pháp Phòng Chống Dịch Heo Tai Xanh Người Dân Cần Nắm Được Các Biện Pháp Phòng Chống Dịch Heo Tai Xanh

Trước tình hình dịch bệnh heo tai xanh đã bùng phát tại tỉnh Long An, địa phương giáp ranh Tiền Giang, ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thú y (CCTY) Tiền Giang

04/03/2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

12/06/2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn

Trong tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức triển khai thả 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, trọng lượng bình quân 95 con/kg.

12/06/2013
“Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch “Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

12/06/2013