Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.
Cụ thể: khu nuôi thủy sản Nguyễn Văn Dol, ấp Bắc Trang 2, xã Tân Công Chí có tổng diện tích 118.000m2, diện tích mặt nước 71.200m2, gồm 3 ao nuôi đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), mục đích sử dụng đất trồng lúa nước; khu nuôi thủy sản Nguyễn Thị Kim Quyên, ấp Thống Nhất 2, xã Tân Công Chí với tổng diện tích 69.000m2, diện tích mặt nước 45.000m2 gồm 2 ao nuôi đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đã chuyển mục đích từ đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản được 15.000m2 và khu nuôi thủy sản Trần Văn Hân, ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ với tổng diện tích 108.678,8m2, diện tích mặt nước 74.400m2 gồm 10 ao nuôi đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ, mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản (còn 11.616m2 chưa chuyển mục đích sử dụng).
Có thể bạn quan tâm

Cá mú nghệ, gà Đông Tảo đang là những đặc sản hút hàng của nông dân Khánh Hòa cung ứng trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 bởi sự độc đáo, mới lạ.

Đối với nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, ở các khu vực không nuôi bán thâm canh và thâm canh được nên nuôi kết hợp tôm sú với cua, hải sâm, hoặc cá rô phi, rong câu... Thời gian thả giống từ tháng 3-8, mật độ thả 5 - 10 con Post 15/m2, thả giống và thu hoạch theo phương thức đánh tỉa thả bù hoặc thu toàn bộ tùy thuộc vào từng mô hình thực hiện.

Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.