Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm

Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng vùng, cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu về ATDB của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE); bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là đến tháng 12-2015 có 30% cơ sở chăn nuôi gà tập trung được công nhận ATDB; đến tháng 7-2017 có trên 90% cơ sở chăn nuôi gà tập trung và 100% xã được công nhận ATDB; hoàn tất xây dựng hồ sơ về vùng ATDB cúm gia cầm, Niu-cát-xơn trên gà và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, công nhận.
Cũng theo kế hoạch này, đến tháng 12- 2018 sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình OIE công nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà; đến tháng 12-2020 dự kiến sẽ được OIE công nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hải ở ấp Hòa Lợi, xã Lương Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) nuôi giống gà Đông Tảo hơn hai năm nay, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ bán gà giống và 100 triệu đồng từ gà thịt.

Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến vừa phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn TP Móng Cái tổ chức tiêu hủy 800kg cá quả có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu.

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.

Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.