Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)

Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)
Ngày đăng: 24/06/2015

Nắm bắt thị trường

Từ năm 1997, nắm bắt thị trường cần cây giống của nông dân các địa phương, một số hộ dân tại thị trấn Trâu Quỳ đã chuyển từ cấy lúa, trồng màu sang sản xuất cây giống. Ông Trần Đình Ánh - Tổ trưởng tổ dân phố Kiên Thành nhớ lại, lúc đầu thấy việc làm cây giống của một số hộ ở tổ dân phố Đào Nguyên cho hiệu quả kinh tế cao, ông Ánh muốn làm lắm nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào. Đang loay hoay suy tính thì được tin Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chiết ghép cây giống. Biết tin, ông Ánh tìm đến Viện đăng ký tham gia lớp tập huấn này.

Với những kiến thức tiếp thu được qua lớp học cộng với kinh nghiệm và sẵn lòng đam mê trong sản xuất nông nghiệp, ông Ánh mạnh dạn chuyển cả 6 sào cấy lúa sang nhân ươm một số loại cây giống ăn quả đang được thị trường ưa chuộng như: bưởi Diễn, mít Thái Lan, nhãn lồng Hưng Yên, táo, ổi…

Với phương châm "Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi tiếp tục học", ông Ánh tranh thủ mọi mọi lúc, mọi nơi tìm đến các chuyên gia giỏi, các hộ làm cây giống có kinh nghiệm trên địa bàn để tìm hiểu cập nhật kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Từ đó, ông mày mò tự chiết ghép, lai tạo được nhiều loại cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt được người mua tín nhiệm. Qua vài vụ ươm trồng hiệu quả, vốn tích lũy ngày một tăng đã giúp ông biến ước mơ làm giàu từ đất nông nghiệp thành hiện thực. Hiện tại, ông Ánh là chủ nhân của 4 ha cây giống với hàng chục loại cây ăn quả, cây công trình, cây dinh dưỡng chuyên cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động nông thôn với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Gia đình ông cũng trở thành tỷ phú từ mô hình này.

Tại tổ dân phố An Đào, gia đình ông Nguyễn Văn Lập - Tổ trưởng cũng là một trong những gia đình có thu nhập cao. Từ 6 sào ruộng chuyển đổi từ năm 1997, hiện gia đình ông đã thầu thêm 2 ha chuyên sản xuất các loại cây giống. Đồng thời, tổ chức thu mua, tiêu thụ cây giống của các hộ trong tổ dân phố mang lại nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cần một thương hiệu

Bà Bùi Thị Tơ - Phó Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp thị trấn Trâu Quỳ cho biết: Để hỗ trợ xã viên phát triển mô hình sản xuất cây giống các loại, mỗi năm HTX phối hợp với Khoa giống cây trồng Học viện Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư và các đoàn thể tổ chức từ 3 - 4 buổi tuyên truyền, tập huấn kiến thức KH - KT và phổ biến kinh nghiệm làm cây giống. Các tổ chức đoàn thể còn khai thác được trên dưới 5 tỷ đồng từ các nguồn cho hội viên, đoàn viên và Nhân dân vay để phát triển mô hình kinh tế. Hiện tại, cây giống của người dân thị trấn Trâu Quỳ đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Đến nay, toàn thị trấn đã chuyển 69,4 ha từ cấy lúa sang sản xuất cây giống theo quy mô vừa và lớn cho thu nhập cao gấp từ 5 - 10 lần so với cấy lúa. Từ đó, góp phần nâng bình quân thu nhập một khẩu năm 2014 trên địa bàn thị trấn đạt 31,2 triệu đồng. Hộ nghèo theo đó giảm còn 0,49%.

Từ việc nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường, chủ động ứng dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất nâng cao chất lượng, cây giống của người dân thị trấn Trâu Quỳ sản xuất đã được thị trường cả nước chấp nhận. Tuy nhiên, về lâu dài để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và nâng cao giá trị cây giống của địa phương trên thị trường, thị trấn Trâu Quỳ rất mong được sự quan tâm của các ngành chức năng để vùng cây giống Trâu Quỳ sớm được cấp thương hiệu. Từ đó, tạo thuận lợi để nông dân mở rộng sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.

12/06/2013
Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

13/06/2013
Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

13/06/2013
Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định) Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định)

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

13/06/2013
Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

13/06/2013