Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)

Xây dựng thương hiệu cho cây giống Trâu Quỳ (Hà Nội)
Ngày đăng: 24/06/2015

Nắm bắt thị trường

Từ năm 1997, nắm bắt thị trường cần cây giống của nông dân các địa phương, một số hộ dân tại thị trấn Trâu Quỳ đã chuyển từ cấy lúa, trồng màu sang sản xuất cây giống. Ông Trần Đình Ánh - Tổ trưởng tổ dân phố Kiên Thành nhớ lại, lúc đầu thấy việc làm cây giống của một số hộ ở tổ dân phố Đào Nguyên cho hiệu quả kinh tế cao, ông Ánh muốn làm lắm nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào. Đang loay hoay suy tính thì được tin Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chiết ghép cây giống. Biết tin, ông Ánh tìm đến Viện đăng ký tham gia lớp tập huấn này.

Với những kiến thức tiếp thu được qua lớp học cộng với kinh nghiệm và sẵn lòng đam mê trong sản xuất nông nghiệp, ông Ánh mạnh dạn chuyển cả 6 sào cấy lúa sang nhân ươm một số loại cây giống ăn quả đang được thị trường ưa chuộng như: bưởi Diễn, mít Thái Lan, nhãn lồng Hưng Yên, táo, ổi…

Với phương châm "Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi tiếp tục học", ông Ánh tranh thủ mọi mọi lúc, mọi nơi tìm đến các chuyên gia giỏi, các hộ làm cây giống có kinh nghiệm trên địa bàn để tìm hiểu cập nhật kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Từ đó, ông mày mò tự chiết ghép, lai tạo được nhiều loại cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt được người mua tín nhiệm. Qua vài vụ ươm trồng hiệu quả, vốn tích lũy ngày một tăng đã giúp ông biến ước mơ làm giàu từ đất nông nghiệp thành hiện thực. Hiện tại, ông Ánh là chủ nhân của 4 ha cây giống với hàng chục loại cây ăn quả, cây công trình, cây dinh dưỡng chuyên cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động nông thôn với thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Gia đình ông cũng trở thành tỷ phú từ mô hình này.

Tại tổ dân phố An Đào, gia đình ông Nguyễn Văn Lập - Tổ trưởng cũng là một trong những gia đình có thu nhập cao. Từ 6 sào ruộng chuyển đổi từ năm 1997, hiện gia đình ông đã thầu thêm 2 ha chuyên sản xuất các loại cây giống. Đồng thời, tổ chức thu mua, tiêu thụ cây giống của các hộ trong tổ dân phố mang lại nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cần một thương hiệu

Bà Bùi Thị Tơ - Phó Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp thị trấn Trâu Quỳ cho biết: Để hỗ trợ xã viên phát triển mô hình sản xuất cây giống các loại, mỗi năm HTX phối hợp với Khoa giống cây trồng Học viện Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư và các đoàn thể tổ chức từ 3 - 4 buổi tuyên truyền, tập huấn kiến thức KH - KT và phổ biến kinh nghiệm làm cây giống. Các tổ chức đoàn thể còn khai thác được trên dưới 5 tỷ đồng từ các nguồn cho hội viên, đoàn viên và Nhân dân vay để phát triển mô hình kinh tế. Hiện tại, cây giống của người dân thị trấn Trâu Quỳ đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Đến nay, toàn thị trấn đã chuyển 69,4 ha từ cấy lúa sang sản xuất cây giống theo quy mô vừa và lớn cho thu nhập cao gấp từ 5 - 10 lần so với cấy lúa. Từ đó, góp phần nâng bình quân thu nhập một khẩu năm 2014 trên địa bàn thị trấn đạt 31,2 triệu đồng. Hộ nghèo theo đó giảm còn 0,49%.

Từ việc nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường, chủ động ứng dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất nâng cao chất lượng, cây giống của người dân thị trấn Trâu Quỳ sản xuất đã được thị trường cả nước chấp nhận. Tuy nhiên, về lâu dài để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và nâng cao giá trị cây giống của địa phương trên thị trường, thị trấn Trâu Quỳ rất mong được sự quan tâm của các ngành chức năng để vùng cây giống Trâu Quỳ sớm được cấp thương hiệu. Từ đó, tạo thuận lợi để nông dân mở rộng sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

31/10/2014
Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

31/10/2014
Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

31/10/2014
Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu Trưởng Bản Lò Văn Soạn Gương Mẫu

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

31/10/2014
Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh Tiêm Phòng Dịch Bệnh Được Đẩy Mạnh

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

31/10/2014