Xây Dựng Quy Trình Ương Cá Lăng Nha Trên Bể Lót Bạt Ở An Giang

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.
Đề tài thực hiện từ tháng 4-2012 đến 1-2013 tại cơ sở 1 và 3 của Trung tâm giống Bình Thạnh. Kết quả: Các chỉ tiêu môi trường nằm trong giới hạn phù hợp cho cá lăng nha sinh trưởng và phát triển; tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá đạt từ 0,46 - 0,7g, chiều dài cá 0,85 - 3 cm; tỷ lệ sống sau 35 ngày ương dao động từ 73 - 86%. Lợi nhuận từ hai mô hình thu được 11,4 - 14,35 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận 40 - 53%. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được Trung tâm Giống thủy sản An Giang chuyển giao cho các tổ sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh đang thua lỗ khi cá thương phẩm đang bị giảm giá đến 6 nghìn đồng/kg. Điều đáng nói là chi phí sản xuất quá cao mà sản phẩm lại chưa tìm được thị trường xuất khẩu.

Với mô hình nuôi dế, anh Nguyễn Văn Hưng (thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn) đã vươn lên làm giàu bằng đam mê và sự kiên trì của mình.

Khởi đầu bằng 10m2 ao nuôi với 20 con ba ba giống, sau hơn 10 năm gắn bó cùng sự tính toán đầu tư hợp lý, anh Hà Tiến Hùng (tổ 28, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái, Yên Bái) đã sở hữu ao ba ba trị giá cả tỷ đồng...

Ngày 6.12, hàng ngàn người đã đến tham quan, tìm hiểu về 500 sản phẩm đến từ 7 tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản được trưng bày tại công viên đá Nhật Bản Rin Rin Park, Hóc Môn, TP.HCM.

Với đặc thù sông ngòi chằng chịt, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không hoàn toàn chỉ là các con đường, mà quan trọng nhất là những cây cầu nối đôi bờ sông nước.