Xây Dựng Nông Thôn Mới Vốn Ưu Đãi Cần Đến Với Dân Nhiều Hơn Nữa

Ngày 11-6, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Cần Giờ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân, điều quan trọng là phải giải ngân tối đa và sử dụng hiệu quả đồng vốn, đồng thời cần tìm cách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của TP nhiều hơn. Chính sự lồng ghép các chương trình và khai thác các nguốn vốn từ xã hội, doanh nghiệp, nỗ lực của người dân tại chỗ làm cho nguồn lực mạnh lên.
Bên cạnh đó, nhận thức về xây dựng NTM ở các địa phương thời gian qua được nâng lên nên việc chỉ đạo các mặt ở nông thôn được dễ dàng hơn nhờ có chỉ tiêu, định lượng cụ thể hơn; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Nhưng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đòi hỏi lãnh đạo và người dân huyện Cần Giờ phải nỗ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, xuất phát điểm của Cần Giờ so với các huyện khác còn thấp, nhưng hướng phát triển của Cần Giờ lại rõ nét, đó là bên cạnh việc bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn là khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái dưới tán rừng, cũng như lợi thế về nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm nước lợ.
Lãnh đạo huyện Cần Giờ đề nghị TP nhanh chóng quy hoạch về nuôi chim yến để việc quản lý đi vào nền nếp. Hiện nay nhà nuôi yến ở Cần Giờ tăng rất nhanh, lên đến 217 căn, trong đó phần lớn là nhà xây không phép.
Có thể bạn quan tâm

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

Trong nhiều năm qua, mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) nhân rộng. Với kế hoạch xây dựng và phát triển nền kinh tế xã nhà, đây được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài nhằm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Theo biên bản này, các nước thành viên thực thi các nỗ lực chung nhằm xúc tiến thương mại nông lâm sản trên thị trường quốc tế; cam kết tham vấn và hợp tác lẫn nhau nhằm tạo ra một vị thế ASEAN chung trên các diễn đàn quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông lâm sản...

Hiệp hội Mía đường cho rằng dù con số trên giảm thì doanh nghiệp ngành chế biến mía đường vẫn sẽ lỗ nặng khi tình trạng buôn lậu đường vẫn tràn lan trên các tuyến biên giới. Hiện giá đường đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/kg.