Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở U Minh Khi Nhân Dân Đồng Thuận

Khánh An là 1 trong 2 xã của huyện U Minh được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện đề án quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện chương trình, diện mạo của xã có nhiều thay đổi.
Một trong những phong trào nổi bật của xã trong thời gian qua là việc huy động sức dân để xây dựng các công trình lộ giao thông nông thôn bảo đảm theo quy cách lộ nông thôn mới.
Con lộ bê-tông tuyến T19, thuộc ấp 13, xã Khánh An, huyện U Minh được khánh thành và đưa vào sử dụng ngay những tháng đầu năm 2012, có chiều dài 3.500 m, nguồn vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng. Đây là công trình mang đậm sức dân, bởi người dân không chỉ góp 20% vốn, góp ngày công mà còn tham gia vào tổ giám sát trong suốt quá trình thi công.
Tất cả đều ý thức được rằng, góp phần xây dựng nông thôn mới không chỉ là trách nhiệm mà còn gắn chặt quyền lợi thiết thực của người dân trong đó.
Ông Tô Quốc Bình, Trưởng ấp 13, xã Khánh An, cho biết, từ khi triển khai kế hoạch thực hiện công trình này, địa phương đã tham khảo ý kiến của người dân và nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của bà con nên quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Từ việc thu dọn mặt bằng, phá hàng rào, cây xanh để nhà thầu kịp thi công bà con đều tham gia tích cực.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân nông thôn, do đó chương trình luôn được thực hiện một cách dân chủ, công khai, người dân luôn giữ vai trò chủ thể. Họ không chỉ tham gia giám sát theo quy định từ việc thực hiện các công trình xây dựng lộ giao thông nông thôn mà còn góp vốn, góp ngày công trên tinh thần tự giác cao.
Bà Nguyễn Thị Tỏ, ấp 1, xã Khánh An, cho rằng, xây dựng lộ nông thôn gắn chặt quyền lợi của người dân trong đó, nên gia đình bà và bà con trên tuyến lộ đi qua đều đóng góp tốt nguồn vốn đối ứng để công trình bảo đảm thi công nhanh, kịp thời đưa vào sử dụng, giúp người dân đi lại thuận lợi, nhất là việc mua bán, trao đổi hàng hoá.
Đến với xã Khánh An bây giờ, đi trên những con lộ giao thông nông thôn được bê-tông hoá, mọi người đều rất phấn khởi, những con đường mới không chỉ giúp cho việc đi lại thuận lợi mà còn góp phần mở ra hướng thoát nghèo trong dân.
Tuy đời sống người dân trong xã vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng khi bàn về việc góp vốn, tham gia xây dựng đường hay các công trình phúc lợi xã hội thì người dân đều nhất trí cao.
Ông Quách Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết, tất cả các chương trình, mục tiêu đề ra đều được công khai dân chủ trước dân, trong đó đảng viên và các hội đoàn thể là những hạt nhân đi đầu trong suốt quá trình triển khai thực hiện, mọi hoạt động đều có sự tham gia giám sát chặt chẽ của người dân.
Hiện tại, Khánh An đang tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chung tay góp sức để xã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới vào cuối năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.