Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh tìm cách giảm áp lực đóng góp cho dân

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh tìm cách giảm áp lực đóng góp cho dân
Ngày đăng: 20/09/2015

“Liều thuốc kích thích” từ doanh nghiệp

Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh, sau 5 năm triển khai, tỉnh này đã huy động được hơn 560 tỷ đồng từ các đơn vị nhận đỡ đầu, tài trợ cho các địa phương.

Trong đó, gần 100 đơn vị nhận đỡ đầu cho 106 xã, với tổng số tiền hỗ trợ gần 302 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp gần 130 tỷ đồng; thông qua lồng ghép các chương trình, dự án hơn 133 tỷ đồng); các tổ chức, cá nhân, các địa phương kêu gọi hỗ trợ được gần 258 tỷ đồng.

Nhờ liên kết với doanh nghiệp trong chăn nuôi lợn, anh Nguyễn Thái Huy ở Đức Lạng, huyện Đức Thọ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, với cách làm sáng tạo, Hà Tĩnh đã huy động được nguồn vốn tín dụng lớnđầu tư cho tam nông và xây dựng NTM, riêng năm 2014 đã đạt trên 6.000 tỷ đồng.

Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt gánh nặng đóng góp cho người dân cũng như ngân sách nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Diên - Giám đốc Ngân hàng NNPTNT (Agribank) Hà Tĩnh cho biết: “Đến nay chúng tôi đã triển khai cho vay  xấp xỉ 9.000 tỷ đồng cho trên 330.000 khách hàng để phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đầu tư cho xây dựng NTM đạt hơn 5.000 tỷ đồng”.

Nhờ “liều thuốc kích thích” từ các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mà phong trào xây dựng NTM ở Hà Tĩnh phát triển nhanh chóng.

Ông Trần Huy Oánh - Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Thời gian qua Hà Tĩnh có nhiều xã đạt chuẩn NTM trước thời hạn là nhờ có sự đóng góp không nhỏ của những đơn vị đỡ đầu, tài trợ.

Điển hình như xã Kỳ Tân (Kỳ Anh), xã Yên Hồ (Đức Thọ) do Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đỡ đầu; xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) do Bộ đội Biên phòng đỡ đầu; xã Thạch Long do Sở Y tế đỡ đầu... Hiện Hà Tĩnh không còn xã nào dưới 8 tiêu chí”.

“Bà đỡ” trong sản xuất kinh tế

Với cách làm sáng tạo, Hà Tĩnh đã huy động được nguồn vốn tín dụng lớn đầu tư cho tam nông và xây dựng NTM, riêng năm 2014 đã đạt trên 6.000 tỷ đồng.  

Bên cạnh đóng góp vốn cho xây dựng NTM, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh cũng tham gia tích cực trong việc làm "bà đỡ" cho người dân. Thông qua cầu nối doanh nghiệp, gần 8.000 mô hình, trang trại trên địa bàn đang vận hành một cách trơn tru, điển hình như mô hình liên kết chăn nuôi lợn siêu nạc của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco).

Ông Lê Văn Nhị - Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh cho biết: “Mitraco đang phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn theo hướng công nghiệp hiện đại, đồng nhất một loại giống với đàn nái lên đến 7.000 con. Hiện, Mitraco đã liên kết với trên 500 hộ dân nuôi vệ tinh cả lợn thương phẩm và lợn nái, với mục tiêu tổ chức sản xuất theo chuỗi, tạo ra sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, đồng nhất, tăng khả năng cạnh tranh...”.

Bên cạnh đó, Mitraco cũng liên kết với các HTX và tổ hợp tác phát triển hàng trăm ha rau củ quả trên cát ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân...

Ngoài Mitraco, đến nay đã có nhiều DN cùng tiếp sức cho nông dân Hà Tĩnh như Công ty C.P (Thái Lan) liên kết nuôi lợn quy mô lớn; Công ty CP Ðầu tư phát triển công thương miền Trung, Công ty TNHH Sao Ðại Dương... liên kết trồng rau, củ, quả trên cát bạc màu và tiêu thụ sản phẩm; Công ty Ðại Nam đầu tư nuôi cá mú, cá bơn, bào ngư... 


Có thể bạn quan tâm

Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

17/04/2015
Người nông dân có đôi bàn tay vàng Người nông dân có đôi bàn tay vàng

Xóm Khe Đù, vùng đất xa khuất của xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - nơi có những vườn đồi bốn mùa cho quả chín. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là người xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên di cư lên từ những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước.

17/04/2015
Dồn ứ khoảng 800 xe nông sản chờ xuất khẩu Dồn ứ khoảng 800 xe nông sản chờ xuất khẩu

Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 hàng nông sản chủ yếu là dưa hấu và thanh long chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng bắt đầu dồn ứ.

17/04/2015
Giá dâu tây hạ nhiệt Giá dâu tây hạ nhiệt

Sau một thời gian dài tăng mạnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2015 vừa qua, giá dâu tây tại vườn trên địa bàn Đà Lạt đã giảm mạnh.

17/04/2015
Đầu tư 60 tỷ đồng trồng đậu và dâu tây xuất khẩu Đầu tư 60 tỷ đồng trồng đậu và dâu tây xuất khẩu

Dự án thực hiện trên diện tích gần 100 ha đất chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Sáng nay (3/4), tại xã Đắc Long, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Kon Tum Bellest khởi công Dự án nông trại hữu cơ.

17/04/2015