Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới không bắt buộc người dân đóng góp

Xây dựng nông thôn mới không bắt buộc người dân đóng góp
Ngày đăng: 06/11/2015

Sau 5 năm thực hiện, với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ cùng các Bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân chung sức thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đã có trên 13% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 10 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bộ mặt nông thôn khang trang rõ rệt, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện hơn, niềm tin vào chính sách của Đảng, của Chính phủ và công cuộc xây dựng nông thôn mới của đất nước và cả người dân ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, gần đây, một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, nóng vội, dẫn đến huy động đóng góp của dân quá mức (nhất là đối với các hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách), nợ đọng xây dựng cơ bản ở nhiều xã phấn đấu đạt chuẩn; đánh giá xuề xòa, tự hạ thấp chất lượng một số tiêu chí khi xét đạt chuẩn đã gây dư luận bất bình trong xã hội.

Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, văn bản số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 về việc huy động vốn góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới yêu cầu việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

Cần đảm bảo mức hỗ trợ 100% hoặc ít nhất 95% từ vốn ngân sách nhà nước cho các công trình trên các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo đúng qui định tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Kkhông để nợ đọng xây dựng cơ bản

Về huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước đóng góp thực hiện Chương trình phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương và khả năng nguồn lực.

Thực hiện nghiêm Luật Đầu tư Công và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện xây dựng khi không có nguồn kinh phí đảm bảo, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tỉnh cần rà soát, chỉ đạo xử lý và có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm đối với nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có).

Phó Thủ tướng yêu cầu việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân.

Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân; không huy động đối với hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Xây dựng nông thôn mới phải chú trọng đến công tác giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân; chú trọng hướng dẫn, tổ chức, hỗ trợ người dân chủ động thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân nông thôn.

Không xuề xòa khi xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng yêu cầu về công tác thẩm định, đánh giá và xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới ở các cấp cần phải thực hiện đúng theo quy định, các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn phải đảm bảo chất lượng và có tính bền vững cao;

Quy trình xem xét phải công khai, dân chủ, minh bạch, tránh hình thức, chạy theo thành tích; không cho nợ tiêu chí chưa đạt chuẩn theo qui định; xã, huyện đạt chuẩn phải không có nợ xây dựng cơ bản sai qui định.

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.

Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng để đọng nợ xây dựng cơ bản kéo dài hoặc huy động quá sức dân, gây bất bình trong nhân dân, hoặc đánh giá xuề xòa khi xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đến hạ thấp chất lượng các tiêu chí thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và phải được kiểm điểm xử lý kỷ luật nghiêm khắc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến văn bản đến cán bộ các cấp và nhân dân để biết và thực hiện.

Thường xuyên tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện nghiêm túc; đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện những nội dung nêu trên.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Mường Tùng Hướng Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Mường Tùng

Xác định xóa đói giảm nghèo là việc làm lâu dài và phải phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà đã chỉ đạo nông dân tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 51,8%, giảm 5,2% so với năm 2012.

18/06/2014
Đề Án Thí Điểm Khai Thác, Thu Gom, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc 4 Cơ Sở Đủ Điều Kiện Đề Án Thí Điểm Khai Thác, Thu Gom, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc 4 Cơ Sở Đủ Điều Kiện

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ra quyết định phê duyệt danh sách các cơ sở đủ điều kiện tham gia “Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015”. Theo đó, 4 cơ sở đủ điều kiện gồm: cơ sở Nguyễn Văn Tạc (tổ 1, ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng, huyện Long Điền);

14/03/2014
Năng Suất Cao, Thu Nhập Thấp Năng Suất Cao, Thu Nhập Thấp

Việt Nam có 7 sản phẩm nông sản (tiêu, cà phê, điều, gạo, cao su, thủy sản, trà) và 12 loại cây, con có năng suất cao đứng vào top đầu của thế giới. Với những kết quả ấy, lẽ ra nông dân Việt Nam phải giàu, thế nhưng, họ lại là những người có mức thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh...

18/06/2014
Hướng Đến Bảo Quản Hải Sản Theo Công Nghệ Mới Hướng Đến Bảo Quản Hải Sản Theo Công Nghệ Mới

Ngư dân Quảng Ngãi đã từng “bóp bụng” trước sự ép giá của “đầu nậu” vì hải sản bảo quản chưa tốt trong các chuyến đánh bắt xa bờ. Theo tinh thần của Nghị định 67 cho vay với số tiền lớn để đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi, Quảng Ngãi đang hướng ngư dân đầu tư thiết bị hiện đại để bảo quản hải sản trên tàu đánh bắt xa bờ.

25/11/2014
Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

18/06/2014