Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới hiệu quả phong trào xã hội hóa

Xây dựng nông thôn mới hiệu quả phong trào xã hội hóa
Ngày đăng: 17/11/2015

Có được kết quả đó, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã thu hút được sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp và đông đảo nhân dân, tạo nguồn nội lực lớn giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình đề ra.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ, UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng việc phát động phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020.

Việc phát động phong trào này nhằm kêu gọi người dân, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia ủng hộ cho các xã xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên đến làm việc và nắm bắt tình hình thực hiện ở cơ sở.

Các địa phương cũng tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân và kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

Trong các chuyến công tác tại cơ sở, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về sự tâm huyết của người dân đối với chủ trương xây dựng NTM.

Điều đáng nói là mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng khi đi kêu gọi ủng hộ, mở rộng đường làng ngõ xóm, người dân luôn sẵn sàng hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, ngày công.

Ông Võ Lý Minh, ở ấp Bảy Thưa, xã NTM Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, chia sẻ:

“Xác định xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn nên thời gian qua, tôi và bà con nơi đây đã tự nguyện hiến đất, hoa màu làm đê bao thủy lợi; góp tiền, ngày công mở lộ nông thôn;… nhờ đó, hiện toàn xã có nhiều tuyến đường được bê tông hóa, việc đi lại thuận tiện hơn, xe tải vào tận nhà chở hàng hóa nên kinh tế rất phát triển”.

Là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong xây dựng NTM thời gian qua, ông Đặng Văn Việt, Chủ tịch UBND xã NTM Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho hay:

“Không phải chương trình nào xã hội hóa cũng thành công, nhưng với xây dựng NTM, nếu biết khơi dậy sức dân, việc khó đến đâu cũng làm được… Sức dân ở đây chính là sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân.

Để làm được, khâu tuyên truyền phải đi trước, trong đó các hội, đoàn thể đóng vai trò quan trọng”.

Nhờ biết khơi dậy sức dân và làm tốt công tác tuyên truyền nên từ khi xây dựng NTM đến nay, xã Thạnh Hòa luôn nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị, tổ chức và mạnh thường quân trong và ngoài địa phương đóng góp để xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

Điển hình, địa phương xây dựng mới cầu Bà Triệu, kinh phí 350 triệu đồng do Hội doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ; cầu Rau Mui, kinh phí 350 triệu đồng do Công ty Nam Phát và một số cơ quan, đơn vị tài trợ; cầu ngang Trường Tiểu Thạnh Hòa 1, kinh phí 300 triệu đồng.

Trong đó, Hội từ thiện Chiêu Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 180 triệu đồng, còn lại do người dân đóng góp vật tư, cừ tràm và ngày công lao động để thực hiện; đặc biệt, xây dựng tuyến lộ ô tô Rạch Chanh - Ranh Làng, dài 3,2km, kinh phí 4,2 tỉ đồng, trong đó, vận động một mạnh thường quân đóng góp 1 tỉ đồng;…

Có rất nhiều câu chuyện nhỏ, trong đó, ở xã NTM Thạnh Hòa là một ví dụ điển hình nhưng đã làm nên kỳ tích lớn trong xây dựng NTM ở tỉnh ta.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, sau gần 5 năm xây dựng NTM (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động nguồn vốn để xây dựng NTM gần 12.400 tỉ đồng, trong đó, vốn doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài tỉnh đóng góp hơn 2.700 tỉ đổng.

Từ nguồn kinh phí xã hội hóa huy động được cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, các địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, từ đó làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt với hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa,...

được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại cho người dân.

Cụ thể, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã xây dựng được 69 tuyến đường với chiều dài 115km có chất lượng được bảo đảm theo quy định và xây dựng được 92 cây cầu; đến nay, toàn tỉnh có 52/54 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã và 407/407 ấp có đường xe hai bánh đi lại được trong hai mùa mưa nắng.

Bên cạnh đó, các địa phương đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, trạm y tế, xây dựng các thiết chế văn hóa,...

Theo đánh giá của nhiều địa phương xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, công tác xã hội hóa luôn là việc khó, nhưng nếu biết cách làm, phát huy mọi nguồn lực hiệu quả, nhất là vai trò chủ thể của nhân dân, thì việc khó đến mấy cũng thành công.

Một trong những bài học kinh nghiệm sâu sắc, được rút ra từ phong trào xã hội hóa xây dựng NTM trong những năm qua là: “Coi trọng và phát huy tối đa nội lực, nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là nội lực trong nhân dân và từ doanh nghiệp, doanh nhân bằng các cơ chế chính sách phù hợp thì sẽ nhận được sự chung tay của cả cộng đồng”.

Phát biểu mới đây tại Hội nghị tổng kết 5 năm (giai đoạn 2011-2015) xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh nhấn mạnh: Giai đoạn 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng NTM của tỉnh còn nặng nề, trong khi nguồn nhân lực về ngân sách lại khó khăn.

Vì vậy, tỉnh chủ trương khuyến khích các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chương trình xã hội hóa, huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Vận động nhân dân tiếp tục hiến đất làm đường, lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần đạt các mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất…


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Dê Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Dê

Trước đây, đời sống của gia đình anh Trần Văn Lợi, ở làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh - Bình Định) rất khó khăn. Năm 2003, anh vay vốn mua 5 con dê, trị giá 10 triệu đồng về nuôi thử, một năm sau 4 con dê cái đẻ 16 dê con (một năm dê đẻ hai lứa, mỗi lứa hai con).

27/05/2013
Sụt Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Sụt Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhận nằm bờ.

28/05/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Thất Thế Mô Hình Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Thất Thế

Ngành chăn nuôi nước ta có sản lượng thịt heo đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á (chiếm 42,2%), thứ 2 châu Á (chiếm 5%), thứ 6 thế giới (chiếm 2,8%). Sản lượng thịt vịt đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (chiếm 22,4%). Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu trong các nước ASEAN và thứ 12 thế giới…

28/05/2013
Giá Khoai Lang Tăng Gấp Đôi So Với Năm 2012 Ở Đồng Tháp Giá Khoai Lang Tăng Gấp Đôi So Với Năm 2012 Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) diện tích trồng khoai lang năm nay khoảng 2.000ha, thấp hơn so với diện tích sản xuất năm 2012. Do thời gian qua, nguồn cung khoai tím quá nhiều, dẫn đến tình trạng khoai ứ đọng, giá giảm nghiêm trọng.

28/05/2013
Chôm Chôm Rớt Giá Ở Đồng Nai Chôm Chôm Rớt Giá Ở Đồng Nai

Trong những ngày qua, hàng trăm nhà vườn ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) than trời vì giá chôm chôm rẻ như bèo, chưa đến 4 ngàn đồng/kg. Người dân đang rất lao đao vì không tìm được đầu ra cho mặt hàng này.

28/05/2013