Xây Dựng Nông Thôn Mới Hầu Như Chưa Có Thay Đổi

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.
ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương cải thiện rõ rệt, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay. Tuy nhiên, ĐB Hiến cũng cho rằng, kết quả thực hiện một số tiêu chí còn chậm, nhất là thực hiện tiêu chí giao thông ở các tỉnh miền núi, vùng cao còn rất chậm.
“Hầu như chưa có sự thay đổi nhiều so với thời điểm rà soát. Nguyên nhân là do hầu hết các địa phương này có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Nguồn lực bố trí từ ngân sách còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp chưa nhiều... ”- ĐB Hiến cho hay. Để thực hiện lộ trình của Chính phủ về xây dựng NTM, ông Hiến đề nghị Chính phủ cần có cơ chế phù hợp trong phân bổ ngân sách cho khu vực miền núi, vùng cao, địa phương khó khăn, nhất là có cơ chế về hỗ trợ vật liệu, về phương tiện để thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại đề xuất cần có quy định cụ thể về mức tối đa, tối thiểu hỗ trợ từ ngân sách trong xây dựng NTM để các địa phương chủ động bố trí nguồn lực xây dựng NTM. Đây là giải pháp để tránh sự trông chờ, ỷ lại, không chủ động ở cơ sở.
Dự kiến, một trong những nội dung quan trọng mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn trước Quốc hội lần này là việc triển khai Chương trình xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).

Sau thu hoạch bí đỏ vụ xuân 2013, nông dân một số xã trồng bí đỏ nhẩm tính, nếu trồng 1 sào bí đỏ cho thu lãi từ 2 - 2,5 triệu đồng, nếu trồng 1 ha sẽ thu lãi từ 55,4 - 69,25 triệu đồng. Với diện tích hàng năm khoảng 1.000ha, bí đỏ đã trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân ở nhiều tỉnh, đặc biệt là Bến Tre - địa phương có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, đã chặt bỏ hàng loạt cây ca cao trồng xen vườn dừa do giá thấp và chuyển qua trồng bưởi da xanh hay chanh, khi cây đang vào giai đoạn cho năng suất cao. Điều đó khiến không ít người thấy vừa tiếc vừa thương nông dân.

Nhiều năm nay, nông dân xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) làm giàn thu hoạch phân dơi để tăng thêm thu nhập. Phân dơi là loại phân hữu cơ tốt cho các loại hoa màu, được nông dân sử dụng nhiều trong canh tác rẫy.

Hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại lợi nhuận “vàng” cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt loại cây trồng này không chỉ phá vỡ quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk mà còn dễ dẫn đến tình trạng hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Việc sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance – RA) là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng vị thế, chuỗi giá trị của hồ tiêu.