Xây Dựng Nông Thôn Mới Hầu Như Chưa Có Thay Đổi

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.
ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương cải thiện rõ rệt, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay. Tuy nhiên, ĐB Hiến cũng cho rằng, kết quả thực hiện một số tiêu chí còn chậm, nhất là thực hiện tiêu chí giao thông ở các tỉnh miền núi, vùng cao còn rất chậm.
“Hầu như chưa có sự thay đổi nhiều so với thời điểm rà soát. Nguyên nhân là do hầu hết các địa phương này có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Nguồn lực bố trí từ ngân sách còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp chưa nhiều... ”- ĐB Hiến cho hay. Để thực hiện lộ trình của Chính phủ về xây dựng NTM, ông Hiến đề nghị Chính phủ cần có cơ chế phù hợp trong phân bổ ngân sách cho khu vực miền núi, vùng cao, địa phương khó khăn, nhất là có cơ chế về hỗ trợ vật liệu, về phương tiện để thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại đề xuất cần có quy định cụ thể về mức tối đa, tối thiểu hỗ trợ từ ngân sách trong xây dựng NTM để các địa phương chủ động bố trí nguồn lực xây dựng NTM. Đây là giải pháp để tránh sự trông chờ, ỷ lại, không chủ động ở cơ sở.
Dự kiến, một trong những nội dung quan trọng mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn trước Quốc hội lần này là việc triển khai Chương trình xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.

Ông Trịnh Văn Khả (ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình giá lúa thấp và bấp bênh, nhiều nông dân trồng lúa trong tỉnh Hậu Giang đã dần thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.

Hiện nay, ở Tây Nguyên đang là mùa mưa, đây là thời điểm thích hợp để bà con nông dân bắt tay vào việc lựa chọn các loại cây giống về trồng. Năm nay, về chủng loại cây giống so với mọi năm cũng không có gì biến động nhiều. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với mọi năm đó là giá cây giống tăng lên 10 -15%. Một trong những nguyên nhân khiến giá cây giống tăng đó là sự xuất hiện những “tay cò” cây giống.

Mấy ngày nay nông dân trống dứa vùng đất phèn Tân Phước (Tiền Giang) vô cùng phấn khởi vì giá dứa đang nằm ở mức cao “kỷ lục” từ trước tới nay. Hiện nay, giá dứa được các thương lái đến tận vườn thu mua với mức giá 3.800 - 4.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với tuần trước.