Xây Dựng Nông Thôn Mới Chung Sức, Chung Lòng

Một lão nông tri điền ở xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành, Long An) đã nói như thế nhân dịp xã chuẩn bị đón nhận danh hiệu Xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Long An.
Người dân ở đây rất phấn khởi, nhiều người không giấu vẻ tự hào khi xã mình được công nhận là xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Đặc biệt là cây thanh long, với giá trị kinh tế lớn, góp phần quan trọng giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới.
Ông Lê Đắc Vinh, nông dân trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên ở xã tâm đắc: “Nhờ có cây thanh long mà gia đình tôi và nhiều bà con ở đây khá lên, không còn phải lo cái ăn cái mặc như trước đây. Cũng nhờ đó mà chúng tôi cùng góp một phần sức của mình với chính quyền địa phương để xây dựng Xã nông thôn mới Dương Xuân Hội được khang trang như hôm nay”.
Vài năm trở lại đây, bộ mặt nông thôn ở Dương Xuân Hội đã thay da đổi thịt. Những con đường bụi đất mịt mù ngày nào giờ đã thành những con đường nhựa phẳng lì, chạy thẳng vào các thôn xóm, len lỏi qua các vườn thanh long xanh rì, trĩu quả. Điện, nước theo đó cũng “chạy” theo, làm cho vùng quê Dương Xuân Hội sáng, trong lành, mát mẻ hơn.
“Chính vì đời sống bà con từng ngày được khá lên nên công tác vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới của xã cũng thêm phần thuận lợi”, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hội, Nguyễn Văn Thình tâm tình. Hiện xã chỉ còn 8 hộ nghèo.
Thu nhập bình quân đầu người trên 32 triệu đồng/năm. Trong tổng nguồn vốn huy động để xây dựng xã nông thôn mới gần 60 tỷ đồng, người dân đóng góp khoảng 15%.
Cũng theo ông Thình, khi xã triển khai thực hiện các công trình xây dựng nông thôn thì người dân ủng hộ rất nhiệt tình. Không chỉ đóng góp tiền bạc, công sức, mà bà con còn hiến đất xây dựng các công trình công ích. Như ở ấp Vĩnh Xuân A, các con đường đã được bê tông hóa là nhờ vào công sức, đóng góp của dân.
Ông Thành, một người dân ở đây rất phấn khởi: “Nhờ có chương trình xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới mà bộ mặt nông thôn ở đây ngày một đổi mới. Như đường sá đi lại dễ dàng, thuận tiện cho con cháu đi học, dân đi làm đồng cũng khỏe hơn…
Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay, đời sống người dân ở đây đã có nhiều thay đổi, theo hướng ngày một tốt hơn. Nói theo lời ông Nguyễn Văn Thình: “Xã sớm được công nhận là xã nông thôn mới, trong này phần đóng góp của người dân rất lớn.
Qua đó cho thấy người dân đã đồng thuận với chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một bài học quý, chúng tôi luôn ghi nhớ và phát huy bài học này”.
Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới của tỉnh, cho biết: “Dương Xuân Hội là một trong 8 xã của tỉnh đạt chuẩn xã nông thôn mới. Trước mắt, tỉnh làm lễ công nhận danh hiệu xã nông thôn mới cho Dương Xuân Hội, sau đó rút kinh nghiệm toàn diện, để từ đó có bước chỉ đạo tiếp theo cho tốt hơn trong việc xây dựng xã nông thôn mới trong toàn tỉnh.
Qua Dương Xuân Hội, tỉnh rút ra được những bài học thiết thực trong chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới, nhất là bài học về sự đồng thuận của nhân dân với chủ trương của Đảng, Nhà nước và công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.