Xây Dựng Nông Thôn Mới Chung Sức, Chung Lòng

Một lão nông tri điền ở xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành, Long An) đã nói như thế nhân dịp xã chuẩn bị đón nhận danh hiệu Xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Long An.
Người dân ở đây rất phấn khởi, nhiều người không giấu vẻ tự hào khi xã mình được công nhận là xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Đặc biệt là cây thanh long, với giá trị kinh tế lớn, góp phần quan trọng giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới.
Ông Lê Đắc Vinh, nông dân trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên ở xã tâm đắc: “Nhờ có cây thanh long mà gia đình tôi và nhiều bà con ở đây khá lên, không còn phải lo cái ăn cái mặc như trước đây. Cũng nhờ đó mà chúng tôi cùng góp một phần sức của mình với chính quyền địa phương để xây dựng Xã nông thôn mới Dương Xuân Hội được khang trang như hôm nay”.
Vài năm trở lại đây, bộ mặt nông thôn ở Dương Xuân Hội đã thay da đổi thịt. Những con đường bụi đất mịt mù ngày nào giờ đã thành những con đường nhựa phẳng lì, chạy thẳng vào các thôn xóm, len lỏi qua các vườn thanh long xanh rì, trĩu quả. Điện, nước theo đó cũng “chạy” theo, làm cho vùng quê Dương Xuân Hội sáng, trong lành, mát mẻ hơn.
“Chính vì đời sống bà con từng ngày được khá lên nên công tác vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới của xã cũng thêm phần thuận lợi”, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hội, Nguyễn Văn Thình tâm tình. Hiện xã chỉ còn 8 hộ nghèo.
Thu nhập bình quân đầu người trên 32 triệu đồng/năm. Trong tổng nguồn vốn huy động để xây dựng xã nông thôn mới gần 60 tỷ đồng, người dân đóng góp khoảng 15%.
Cũng theo ông Thình, khi xã triển khai thực hiện các công trình xây dựng nông thôn thì người dân ủng hộ rất nhiệt tình. Không chỉ đóng góp tiền bạc, công sức, mà bà con còn hiến đất xây dựng các công trình công ích. Như ở ấp Vĩnh Xuân A, các con đường đã được bê tông hóa là nhờ vào công sức, đóng góp của dân.
Ông Thành, một người dân ở đây rất phấn khởi: “Nhờ có chương trình xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới mà bộ mặt nông thôn ở đây ngày một đổi mới. Như đường sá đi lại dễ dàng, thuận tiện cho con cháu đi học, dân đi làm đồng cũng khỏe hơn…
Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay, đời sống người dân ở đây đã có nhiều thay đổi, theo hướng ngày một tốt hơn. Nói theo lời ông Nguyễn Văn Thình: “Xã sớm được công nhận là xã nông thôn mới, trong này phần đóng góp của người dân rất lớn.
Qua đó cho thấy người dân đã đồng thuận với chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một bài học quý, chúng tôi luôn ghi nhớ và phát huy bài học này”.
Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới của tỉnh, cho biết: “Dương Xuân Hội là một trong 8 xã của tỉnh đạt chuẩn xã nông thôn mới. Trước mắt, tỉnh làm lễ công nhận danh hiệu xã nông thôn mới cho Dương Xuân Hội, sau đó rút kinh nghiệm toàn diện, để từ đó có bước chỉ đạo tiếp theo cho tốt hơn trong việc xây dựng xã nông thôn mới trong toàn tỉnh.
Qua Dương Xuân Hội, tỉnh rút ra được những bài học thiết thực trong chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới, nhất là bài học về sự đồng thuận của nhân dân với chủ trương của Đảng, Nhà nước và công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.

Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất giống nhãn chín muộn.

Trong những ngày gần đây, cuộc sống của nhiều diêm dân ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) gặp nhiều khó khăn vì giá muối chỉ ở mức 400 - 450 đồng/kg, thậm chí chẳng có người mua. Ngược lại, cách đấy khoảng 120 km về phía Bắc, diêm dân ở đồng muối Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) lại chẳng chịu bán với giá 1.400 - 1.600 đồng/kg, dù có rất nhiều tư thương đến mua.

Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ lúa hè thu (HT) ở ĐBSCL so với các vụ khác trong năm, để từ đó chú ý nâng cao hiệu quả của việc bón phân cho vụ lúa này.