Xây dựng nông thôn mới chú trọng bảo vệ môi trường

Phụ nữ thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) dọn dẹp, vệ sinh đường sá, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Ông Lý Tiến Việt, Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 17 mô hình đoạn đường tự quản, tại 7/9 xã ,thị trấn, có trên 5.500 hộ tham gia; 4 mô hình thu gom vật liệu phế thải...
Qua đó, các điểm ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường được giải quyết cơ bản, các tuyến đường liên thôn, liên xã được làm vệ sinh thường xuyên; nhiều kênh mương, rãnh thoát nước được khơi thông”.
Huyện đã ban hành nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) giai đoạn 2010- 2015, đề án BVMT giai đoạn 2011-2015; tổ chức các chiến dịch VSMT; xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện đề án BVMT của huyện, với mục tiêu 100% các xã, thị trấn trong huyện xây dựng được bãi tập kết rác và 100% các thôn, làng thành lập được các tổ thu gom rác thải sinh hoạt.
Đặc biệt, huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác BVMT, như hỗ trợ hộ chăn nuôi gia trại xây dựng hầm biogas (hỗ trợ 1 triệu đồng/hầm); khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, HTX, tổ đội cung cấp nước sạch và VSMT; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng và xử lý ô nhiễm môi trường. Phát động phong trào toàn dân tham gia BVMT, phong trào xây dựng công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, làng xóm xanh - sạch - đẹp.
Bên cạnh đó, huyện cũng đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao ý thức của người dân về BVMT; thực hiện tốt chương trình nước sạch và VSMT gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Đưa nội dung VSMT vào tiêu chuẩn bình xét làng văn hóa; gia đình, cơ quan văn hóa và trong công tác thi đua khen thưởng. Ở một số xã, các tổ chức đoàn thể đã đăng ký lấy tiêu chí môi trường làm tiêu chí thi đua trong xây dựng nông thôn mới; có nhiều đoạn đường được các hội, đoàn thể đảm nhận tự quản BVMT.
Đáng chú ý, đến nay có 25 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện lập đề án BVMT, cam kết BVMT và đã được phê duyệt. Hàng năm, UBND huyện tiến hành các đợt kiểm tra BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, hạn chế tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường. Tại các bệnh viện, sau khi phân loại, rác thải y tế được xử lý trong lò đốt, rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về bãi rác của huyện.
Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 1.728 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó đã xây dựng được 600 hầm biogas, nhiều trang trại được xây dựng theo mô hình vườn - ao - chuồng nên hầu như không có chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường.
Phần lớn các hộ gia đình đều được dùng nước sạch, hợp vệ sinh, các công trình vệ sinh được người dân đầu tư xây dựng kiên cố, bảo đảm VSMT. Mỗi gia đình đều có hố chứa rác, dụng cụ đựng rác thải, người dân bước đầu có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải rắn trước khi rác được thu gom về bãi xử lý, tình trạng xả rác thải bừa bãi, vứt rác, xác động vật xuống sông giảm đáng kể.
“Tuy nhiên, để giải được bài toán VSMT nông thôn trên địa bàn huyện một cách căn cơ là một quá trình lâu dài, cần có sự vào cuộc của toàn xã hội; đặc biệt là công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT của người dân” - ông Lý Tiến Việt xác định.
Có thể bạn quan tâm

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 11 tỷ USD. Đến 2030, các con số này tăng lên khoảng 9 triệu tấn và 20 tỷ USD.

Trong 3 năm 2011 - 2013, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Nghệ An đã thực hiện thành công mô hình nuôi cua biển thương phẩm trên diện tích 2,5 ha. Mô hình nuôi theo hình thức thâm canh trong thời gian 5 tháng tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và thành phố Vinh.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.