Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới 6 xã điểm sẽ về đích trước hẹn

Xây dựng nông thôn mới 6 xã điểm sẽ về đích trước hẹn
Ngày đăng: 22/09/2015

Ông Nguyễn Đức Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết, trong giai đoạn 2011 – 2015 huyện chọn 6 xã điểm xây dựng NTM. Khi đó, các xã mới đạt 9 – 12 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân chỉ 12 – 14 triệu đồng/người/năm nên việc huy động sức dân không hề đơn giản.

Đường bê tông ở xã Hương Mai đã vươn ra tận cánh đồng.

“Để gỡ khó, ngoài ngân sách của T.Ư, tỉnh, hàng năm huyện trích từ 3 – 6 tỷ đồng hỗ trợ bằng xi măng cho các xã, trong đó các xã điểm khoảng 600 triệu đồng, các xã còn lại từ 200 – 400 triệu đồng, nhờ đó chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các xã đã cơ bản hoàn thành giao thông nông thôn.

Ngoài ra, huyện còn chi hơn 1 tỷ đồng để phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt…” – ông Hiền cho biết.

Cụ thể, huyện hỗ trợ các xã từ 20 – 50% kinh phí khi đưa lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất ở các vùng từ 1ha trở lên. Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha trồng rau chế biến từ 1ha trở lên và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ 20 triệu đồng để cứng hóa kênh mương, giao thông nội đồng ở những vùng trồng từ 5ha rau củ quả chế biến trở lên...

Ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Việt Tiến trồng 5 sào cà chua bi, 5 sào lúa giống chia sẻ: “Ba năm nay, chúng tôi liên kết với Công ty Giống cây trồng T.Ư trồng lúa giống cho họ, giá thu mua cao hơn lúa thường 20 – 30%. Ngoài ra chúng tôi cũng đang liên kết với các doanh nghiệp khác trồng cà chua bi, dưa bao tử xuất khẩu, tính ra mô hình này lãi gấp 3 – 4 lần trồng lúa”.

Còn nhớ cách đây 3 năm, hầu hết các tuyến đường xã, thôn ở Việt Yên là đường đất, nhưng nay đều đã được đổ bê tông phẳng lỳ. Có được kết quả này, ngoài cơ chế hỗ trợ các xã điểm, còn nhờ sự nỗ lực của toàn thể nhân dân.

Trao đổi với PV, ông Hiền cho biết: “Theo lộ trình đến hết năm 2015, 4 xã điểm còn lại sẽ về đích, nhưng chúng tôi đang phấn đấu đưa xã Mai Hương và Việt Tiến về đích vào quý III. Hiện 2 xã đều đạt 17/19 tiêu chí”.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông đa canh vườn cây ăn trái, không bao giờ lo thất thu Lão nông đa canh vườn cây ăn trái, không bao giờ lo thất thu

Ông Lương Văn Bảy, 57 tuổi ở ấp 4, xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang là nông dân SXKD giỏi nhờ năng động, sáng tạo và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi

06/04/2018
'U60' vẫn làm ra tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ba ba sinh sản 'U60' vẫn làm ra tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ba ba sinh sản

Mặc dù đã bước sang tuổi 65, nhưng ông Phạm Bá Trung (Hải Dương) vẫn đang làm ra cả tỷ đồng mỗi năm từ nghề nuôi ba ba sinh sản.

06/04/2018
Kỹ sư gần 30 năm dạy nông dân nuôi cá chình làm giàu Kỹ sư gần 30 năm dạy nông dân nuôi cá chình làm giàu

Nhờ sự hướng dẫn của kỹ sư Phan Văn Hùng, mà cá chình của nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.

10/04/2018
Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm

Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.

12/04/2018
Mô hình nuôi gà sao trên đất Tây Đô, lãi 250-300 triệu đồng/năm Mô hình nuôi gà sao trên đất Tây Đô, lãi 250-300 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Hữu Vinh đã nhân giống, mở rộng được quy mô đàn lên hàng nghìn con gà sao kết hợp nuôi vịt trời, chim trĩ, heo rừng…, lãi 250 - 300 triệu đồng/năm.

13/04/2018