Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hiện Đại

Du lịch - dịch vụ - thương mại được chọn là nhóm ngành kinh tế chủ lực của TP.Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp cũng đã dần khẳng định vị trí khi Hội An đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại.
Từ những hướng đi đúng…
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, Hội An là thành phố du lịch, vì vậy việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) như các địa phương khác sẽ rất khó khăn nếu như thành phố không có những định hướng và chủ trương phù hợp. Do đó, Hội An xác định lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng tạo ra những sản phẩm sạch, hiện đại và có giá trị cao để vừa tạo cảnh quan du lịch vừa nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Theo ông Lê Hữu Hùng - Phó phòng Kinh tế TP.Hội An, những năm qua, chủ trương của ngành là tập trung phát triển một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, vì vậy ngoài việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất… thì thành phố luôn ưu tiên phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của mình.
Chẳng hạn như nghề trồng hoa, cây cảnh ở Hội An đã phát triển khá mạnh, trên 744 hộ, chủ yếu tập trung ở các phường, xã như: Cẩm Hà, Minh An, Tân An, Cẩm Châu, Thanh Hà... Hay như khi có quyết định và quy hoạch lại 18ha vùng rau ở Trà Quế, nghề trồng rau ở đây đã phát huy hiệu quả với gần 260 hộ tham gia.
Ngoài việc góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân địa phương, làng rau Trà Quế còn là địa điểm du lịch sinh thái làng quê hấp dẫn của nhiều du khách… Nông dân trồng rau ở đây khá phấn khởi, vì đầu ra của sản phẩm ổn định.… đến nền nông nghiệp sinh thái
Ông Dũng cho biết thêm, mục tiêu của Hội An hiện nay là xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch. Chính vị vậy, những năm qua thành phố xác định, tập trung phát triển ngành nông nghiệp sinh thái hiện đại để phục vụ du lịch và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
“Hiện nay, Hội An đang tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn bằng việc khôi phục, phát triển và đẩy mạnh đầu tư các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề.
Hội An xác định lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng tạo ra những sản phẩm sạch, hiện đại và giá trị cao để vừa tạo cảnh quan du lịch vừa nâng cao thu nhập cho người nông dân
Chẳng hạn như, ở xã Cẩm Kim đã xây dựng trung tâm làng nghề mộc Kim Bồng để phát huy giá trị của nghề mộc truyền thống, tạo sản phẩm phục vụ du lịch. Hay như ở xã Cẩm Thanh, một xã được chọn làm xã điểm hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2015, thành phố đã có chủ trương phát triển thành điểm du lịch sinh thái với hệ sinh thái rừng dừa nước đặc trưng và đã xây dựng trung tâm làng nghề tre, dừa nước để giải quyết lao động, tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch.
Ông Phan Văn Liêu - Chủ tịch Hội ND thành phố Hội An, cho hay, thời gian qua, hội nông dân đã phối hợp với một số trường, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn để mở nhiều lớp dạy nghề cho bà con nhằm chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với xu thế phát triển. Bên cạnh đó, hội cũng khuyến khích bà con áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng các mô hình để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi… để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, giá tiêu tăng cao nên người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật nên tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Đáng lo ngại là hiện nay nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt khai thác cạn kiệt làm cho cây tiêu mau xuống sức, thoái hóa.

Được chọn từ những cây lúa tốt nhất của giống IR 50404, giống lúa AP 2010 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú với nhiều đặc tính vượt trội hơn đã cơ bản thay thế được giống lúa IR 50404 truyền thống của nông dân An Giang nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 30/9/2014 các DN xuất khẩu gạo cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 6,51 triệu tấn gạo. Số hợp đồng này bao gồm cả 613.000 tấn chuyển sang từ năm 2013.

Ngày 19-8-2014, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 3492 về thời gian tạm ngưng vụ nuôi tôm biển năm 2014 và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

Những năm gần đây, người chăn nuôi chưa thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết.