Xây dựng mô hình trình diễn máy sấy lúa công suất lớn

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh triển khai xây dựng 2 mô hình máy sấy lúa với công suất 30 - 50 tấn/mẻ cho các nhóm hộ nông dân tại các huyện Càng Long và Trà Cú.
Tổng kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng (75 triệu đồng/mô hình), phần còn lại do các nhóm hộ tham gia mô hình đối ứng.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình là sử dụng công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi nước theo ý muốn, do đó lúa sấy không cần phải cào đảo nhưng độ ẩm của hạt lúa vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra; tăng năng suất và chất lượng lúa sấy; giảm thiểu công lao động.
Độ ẩm chênh lệch không quá 1%; chi phí nhiên liệu thấp, 30 kg trấu/giờ; năng suất sấy trung bình 40 tấn/mẻ trong thời gian 10 - 12 giờ, đạt độ ẩm <16% (đối với lúa được thu hoạch bằng máy) và 14 - 16 giờ (đối với lúa gặt bằng tay). Hạt sau khi sấy không rạn nứt, không có mùi khói lò, không lẫn tro bụi, màu lúa sáng,…
Trải qua các lần chạy thử nghiệm và kiểm tra chất lượng lúa sấy cũng như đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật của dự án đề ra, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã tổ chức bàn giao máy sấy cho các hộ tham gia mô hình để đưa vào sản xuất.
Được biết, Trà Vinh hiện có khoảng 520 máy sấy lúa đáp ứng sấy cho 40% sản lượng lúa thu hoạch vào vụ hè thu. Vì thế, đây là mô hình rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.