Xây dựng mô hình trình diễn máy sấy lúa công suất lớn

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh triển khai xây dựng 2 mô hình máy sấy lúa với công suất 30 - 50 tấn/mẻ cho các nhóm hộ nông dân tại các huyện Càng Long và Trà Cú.
Tổng kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng (75 triệu đồng/mô hình), phần còn lại do các nhóm hộ tham gia mô hình đối ứng.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình là sử dụng công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi nước theo ý muốn, do đó lúa sấy không cần phải cào đảo nhưng độ ẩm của hạt lúa vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra; tăng năng suất và chất lượng lúa sấy; giảm thiểu công lao động.
Độ ẩm chênh lệch không quá 1%; chi phí nhiên liệu thấp, 30 kg trấu/giờ; năng suất sấy trung bình 40 tấn/mẻ trong thời gian 10 - 12 giờ, đạt độ ẩm <16% (đối với lúa được thu hoạch bằng máy) và 14 - 16 giờ (đối với lúa gặt bằng tay). Hạt sau khi sấy không rạn nứt, không có mùi khói lò, không lẫn tro bụi, màu lúa sáng,…
Trải qua các lần chạy thử nghiệm và kiểm tra chất lượng lúa sấy cũng như đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật của dự án đề ra, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã tổ chức bàn giao máy sấy cho các hộ tham gia mô hình để đưa vào sản xuất.
Được biết, Trà Vinh hiện có khoảng 520 máy sấy lúa đáp ứng sấy cho 40% sản lượng lúa thu hoạch vào vụ hè thu. Vì thế, đây là mô hình rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, về xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) công tác, chúng tôi được đồng chí Dương Cao Thuỷ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian gần đây, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã tổ chức, vận động nhân dân xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi Cát Phú của HTX Đồng Tâm là điển hình.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao).

Lịch thời vụ đã qua gần 2 tháng, nhưng hiện toàn tỉnh chỉ xuống giống vụ tôm mới chưa đạt 50% tổng diện tích. Ngoài các nguyên nhân do dịch bệnh, thiếu vốn, người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn khi tìm mua giống chất lượng để thả nuôi vụ mới.

Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.

Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.