Xây dựng mô hình trình diễn máy sấy lúa công suất lớn

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh triển khai xây dựng 2 mô hình máy sấy lúa với công suất 30 - 50 tấn/mẻ cho các nhóm hộ nông dân tại các huyện Càng Long và Trà Cú.
Tổng kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng (75 triệu đồng/mô hình), phần còn lại do các nhóm hộ tham gia mô hình đối ứng.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình là sử dụng công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi nước theo ý muốn, do đó lúa sấy không cần phải cào đảo nhưng độ ẩm của hạt lúa vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra; tăng năng suất và chất lượng lúa sấy; giảm thiểu công lao động.
Độ ẩm chênh lệch không quá 1%; chi phí nhiên liệu thấp, 30 kg trấu/giờ; năng suất sấy trung bình 40 tấn/mẻ trong thời gian 10 - 12 giờ, đạt độ ẩm <16% (đối với lúa được thu hoạch bằng máy) và 14 - 16 giờ (đối với lúa gặt bằng tay). Hạt sau khi sấy không rạn nứt, không có mùi khói lò, không lẫn tro bụi, màu lúa sáng,…
Trải qua các lần chạy thử nghiệm và kiểm tra chất lượng lúa sấy cũng như đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật của dự án đề ra, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã tổ chức bàn giao máy sấy cho các hộ tham gia mô hình để đưa vào sản xuất.
Được biết, Trà Vinh hiện có khoảng 520 máy sấy lúa đáp ứng sấy cho 40% sản lượng lúa thu hoạch vào vụ hè thu. Vì thế, đây là mô hình rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân xã Trường Long A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), bắt đầu dọn đồng chuẩn bị bơm nước sạ lúa Đông xuân. Đây cũng là lúc bà con thu hoạch vụ cá nuôi trên ruộng với niềm phấn khởi được mùa, được giá.

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.