Xây dựng mô hình trình diễn máy sấy lúa công suất lớn

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh triển khai xây dựng 2 mô hình máy sấy lúa với công suất 30 - 50 tấn/mẻ cho các nhóm hộ nông dân tại các huyện Càng Long và Trà Cú.
Tổng kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 150 triệu đồng (75 triệu đồng/mô hình), phần còn lại do các nhóm hộ tham gia mô hình đối ứng.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình là sử dụng công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi nước theo ý muốn, do đó lúa sấy không cần phải cào đảo nhưng độ ẩm của hạt lúa vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra; tăng năng suất và chất lượng lúa sấy; giảm thiểu công lao động.
Độ ẩm chênh lệch không quá 1%; chi phí nhiên liệu thấp, 30 kg trấu/giờ; năng suất sấy trung bình 40 tấn/mẻ trong thời gian 10 - 12 giờ, đạt độ ẩm <16% (đối với lúa được thu hoạch bằng máy) và 14 - 16 giờ (đối với lúa gặt bằng tay). Hạt sau khi sấy không rạn nứt, không có mùi khói lò, không lẫn tro bụi, màu lúa sáng,…
Trải qua các lần chạy thử nghiệm và kiểm tra chất lượng lúa sấy cũng như đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật của dự án đề ra, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã tổ chức bàn giao máy sấy cho các hộ tham gia mô hình để đưa vào sản xuất.
Được biết, Trà Vinh hiện có khoảng 520 máy sấy lúa đáp ứng sấy cho 40% sản lượng lúa thu hoạch vào vụ hè thu. Vì thế, đây là mô hình rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động triển khai tại Quảng Ngãi được 6 năm.

Nguồn lực đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là rất lớn. Thế nên, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương cũng tất bật tìm kiếm, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng nông thôn.

Hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng báo động.

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nuôi yến trong nhà và trồng cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở đô thị tại tổ 4, khu vực 5, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, do Công ty TNHH Yến Quang làm chủ đầu tư.

Sau gần 5 năm hoạt động sản xuất, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh (cơ sở sản xuất tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn) không chỉ tạo được uy tín trong huyện mà còn được tin dùng ở nhiều địa phương trong tỉnh.