Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Từ 200 - 250 Ha

Vừa qua, tại ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm BVTV huyện Cái Bè (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức hội thảo chuẩn bị sản xuất lúa vụ đông xuân 2013 - 2014. Tham gia cuộc hội thảo có gần 150 hộ nông dân trồng lúa ở xã Hậu Mỹ Bắc B.
Tại buổi hội thảo, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần BVTV An Giang đã báo cáo kết quả thực nghiệm vụ lúa hè thu vừa qua của công ty ở 147 hộ nông dân với trên 124 ha trồng lúa giống xác nhận OM 5451 tại xã Hậu Mỹ Bắc B.
Kết quả, sau khi nông dân thực hiện quy trình sản xuất theo hướng dẫn của công ty lúa đạt năng suất 5,8 tấn/ha, trừ chi phí nông dân thu lãi trên 12 triệu đồng/ha.
Để chuẩn bị cho vụ sản xuất đông xuân năm 2013 - 2014, cán bộ kỹ thuật công ty đã tư vấn về kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ của công ty đối với nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).
Theo đó, những nông dân tham gia mô hình CĐML cùng Công ty cổ phần BVTV An Giang sẽ được hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu như: giống xác nhận, phân, thuốc trừ sâu, tư vấn kỹ thuật, kỹ sư cùng nông dân ra đồng.
Đến khi thu hoạch, công ty sẽ thu mua lúa theo giá thị trường; đồng thời hỗ trợ bao chứa lúa, sấy lúa miễn phí, phí vận chuyển và kho lưu trữ (chờ giá) trong thời gian 1 tháng…
Theo kế hoạch, vụ đông xuân năm 2013 - 2014 Công ty cổ phần BVTV An Giang sẽ thực hiện mô hình CĐML ở xã Hậu Mỹ Bắc B với diện tích từ 200 - 250 ha và sản xuất với giống lúa jasmine 85 được đa số nông dân bình chon.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi cao hơn, tại hội thảo Những giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Phú Yên vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.

Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.

Văn Yên (Yên Bái) có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.